Định nghĩa Pullback
Pullback hay còn gọi là giá thoát lui là việc mà giá điều chỉnh trong một khoảng thời gian nhất định đường giá đi ngược lại với xu hướng chính trước đó. Điều này đóng vai trò điều chỉnh lại giá, trước khi giá quay trở lại và tiếp tục đi theo xu hướng chính đã được thiết lập từ trước.
Thời gian diễn ra giá pullback điều chỉnh có độ dài hoặc ngắn phụ thuộc vào xu hướng chính của thị trường. Trong bài viết chính là đề cập đến 2 loại chính bao gồm: Pullback trong một xu hướng tăng giá và Pullback trong một xu hướng giảm giá. Tuy nhiên với thị trường “one side” như TTCK Việt Nam thi chúng ta sẽ đi chi tiết hơn với việc áp dụng pullback vào chiến lược mua lên.
Khi thị trường đang có xu hướng uptrend thì giá sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên tại một số thời điểm khi giá đang tăng thi đương giá đột ngột giảm xuống điều chỉnh sau đó mới tiếp tục tăng trở lại và tăng vượt qua đỉnh vừa tạo gần nhất trước đó.
Thời điểm pullback thường xuất hiện
Xét về mặt kĩ thuật thì Pullback thường xuất hiện ở các vùng giá quá mua hay quá bán. Để xác định được điều này chúng ta có thể sử dụng những công cụ chỉ báo như MACD, RSI. Sau khi kết thúc giai đoạn chiết khấu, giá sẽ đảo chiều quay lại tiếp tục đi theo xu hướng chính của thị trường. Vậy nên khi pullback xảy ra có thể được xem là một giai đoạn “nghỉ ngơi” của đường giá và lấy đà để tiếp tục tăng hoặc giảm xuống theo xu hướng chính của thị trường.
Lưu ý pullback là việc giá di chuyển ngược chiều xu hướng chính. Thế nhưng nó chỉ mang tính chất tạm thời không đại diện cho xu hướng của toàn thị trường, còn đảo chiều xu hướng là sự đảo ngược hướng của giá theo hướng lâu dài và là hình thành luôn xu hướng chính của thị trường.
Sử dụng giao dịch pullback vào chiến lược mua lên một cách hiệu quả
Xác định vùng giá quan trọng
Thường thì những đợt pullback diễn ra trong ngắn hạn, việc giá điều chỉnh thường kết thúc khi giá chạm về các khu vực giá quan trọng như kháng cự – hỗ trợ, các mức Fibonacci, các đường trung bình động… Vậy nên, đầu tiên chúng ta cần phải tìm được các vùng giá này ở gần khu vực xảy ra pullback và theo dõi khi giá tiến về gần các vùng giá quan trọng này.
Ví dụ ở dưới là một ví dụ về tình huống pullback thường gặp nhất. Mọi người có thể thấy ở trường hợp này thị trường đang ở trong một xu hướng tăng khá mạnh, trước đó giá đã tăng vàchững lại tạo đỉnh ở vùng gần 22 và có giảm điều chính từ đó có thể tạo nên một mức hỗ trợ trong tương lai nếu giá phá được đỉnh này
Sau khi giá đạt tới mức đỉnh ở gần 22 và có một đợt pullback nhẹ xảy ra, giá đã hồi về đúng đến khu vực hỗ trợ quanh 20 và sau đó tiếp tục đi theo xu hướng tăng phá luôn cả đỉnh gần nhất.
Các NĐT có thể thấy rằng vùng giá mà chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội mua lên là vùng giá 20 hay đó chính là vùng hỗ trợ gần nhất tính điểm pullback bắt đầu diễn ra. Nếu bỏ lỡ cơ hội mua ở mức giá 20 thì chúng ta tiếp tục quan sát và thấy sau khi giá phá đỉnh 21.7 đi lên sau đó lại vẫn tạo ra một pullback hồi về vùng hỗ trợ 21.7 rồi bật mạnh lên, lúc này vùng đỉnh kháng cự 21.7 trước đó đã bị giá phá qua và trở thành hỗ trợ.
Ngoài các vùng kháng cự và hỗ trợ được tạo ra trước đó, chúng ta cũng có thể tìm kiếm thêm các cơ hội bằng cách sử dụng chỉ báo MA – các đường trung bình động, hoặc các mốc quan trọng của công cụ Fibonacci như 0.618, 0.5… Các chỉ báo này có thể xem như là một vùng cản động tương tự như các mức hỗ trợ và kháng cự, khi giá hồi về các vùng này có khả năng sẽ quay đầu trở lại xu hướng chính của thị trường.
Đối với công cụ fibonacci chúng ta nên sử dụng fibonacci thoái lui để mang lại sự đơn giả và hiệu quả. Sau khi xác định con sóng tăng trước đó có dấu hiểu giảm điểu chỉnh các NĐT có thể sử dụng dãy fibonacci để xác định vùng tiềm năng năng mà giá có thể pullback về thường chú ý vùng 0.618 và 0.5.
Ngoài ra cần phải kết hợp thêm các mô hình nến
Sau khi đã xác định được các mức quan trọng để có thể giao dịch pullback, chúng ta sẽ phải tìm được một vị trí vào lệnh tốt nhất. Thường thì NĐT có dựa thêm một tiêu chí nữa để đưa quyết định chính xác hơn chính là các mẫu nến đảo chiều ở cuối đợt pullback.
Tổng kết
Các chiến lược giao dịch pullback khá đơn giản và dễ áp dụng ngay cả đối với những nhà đâu tư F0 chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là chỉ nên đặt lệnh sau khi xác nhận đã hết pullback, tranh trường hợp giá thực tế đảo chiều xu hướng gây ra thua lỗ không đáng có.
Một điều quan trọng nữa cần phải lưu ý là việc quản lý nguồn lực vốn thật tốt, vì phương pháp hay chiến lược nào đi chăng nữa thì cũng không bao giờ có được tỷ lệ thắng 100%. Bảo vệ tài khoản của bạn cho đến khi bạn còn muốn thu lợi nhuận trên thị trường này.