Bear trap (bẫy giảm giá) là gì? Cách phát hiện bear trap

Bear Trap là gì?

Bear trap hay còn gọi là bẫy giảm giá tức là khi giá đang trong xu hướng tăng nhưng lại xuất hiện tín hiệu giảm giá. Điều này thể hiện ở điểm giá phá qua ngưỡng hỗ trợ gần nhất nhưng ngay sau đó giá lại tăng trở lại và từ đó giá bắt đầu đi lên tiếp.

bear trap
Bẫy giảm giá

Các trường hợp thường xảy ra Bear Trap

Trường hợp 1: Bị thao túng bởi những nhà tạo lập thị trường, quỹ đầu tư lớn

Chi tiết: NĐT có thể hiểu một cách đơn giản đó là: cổ phiếu dù đang trong xu hướng tăng nhưng sẽ có những nhịp điều chỉnh, những nhịp điều chỉnh này thường chạy theo một số mô hình giá nhất định ví dụ như mô hình hình chữ nhật, cờ đuôi nheo, tam giác, cờ …. Trong những nhịp điều chỉnh này nhà tạo lập thị trường, các quỹ đầu tư lớn sẽ làm các lệnh mua bán ảo nhằm đẩy giá cổ phiếu xuống làm cho NĐT ít kinh nghiệm vào bán cổ phiếu, lúc này những quỹ đầu tư sẽ vào mua gom lại với giá thấp.

các trường hợp bear trap
cổ phiếu VND

Trường hợp 2: Nhiều nhà đầu tư muốn chốt lời

Điều này thường xảy ra ở thị trường chứng khoán việt nam khi giá cổ phiếu được nhiều NĐT đánh giá là lên giá khá cao rồi và muốn chốt lời trước những dịp nghỉ lễ lớn như tết nguyên đán chẳng hạn. Điều này đẩy giá đi xuống có thể phá vỡ uptrend nhưng sau đó giá tăng trở lại tiếp theo xu hướng trước đó của nó.

bear trap là gì
cổ phiếu vND

Cách nhận biết Bear trap – bẫy giảm giá

Dựa vào khối lượng giao dịch

Theo lý thuyết Dow thì trong xu hướng giảm, giá giảm khối lượng phải tăng nhưng trong trường hợp Bear Trap giá giảm nhưng khối lượng không tăng. Mà thay vào đó giá giảm khối lượng vẫn giảm điều này điều này lại đúng trong xu hướng tăng do đó có thể kết luận đây là bear trap.

cách nhận biết bear trap
giá giảm khối lượng không tăng

Sử dụng indicator để xác định phân kỳ ( stochastic, MACD, RSI…)

Bear trap thường sảy ra khi có tín hiệu phân kỳ cụ thể khi giá giảm đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng các chỉ báo lại cho đáy sau cao hơn đáy trước thể hiện rằng cổ phiếu đang có động lực để tăng giá trở lại.

Ví dụ vẫn là cổ phiếu VND vào dịp nghỉ lễ nguyên đán: khi giá ở đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo stochastic lại cho đáy sau cao hơn đáy trước thì đây là phân kỳ.

bẫy giảm giá
phân kỳ trên khung H1

Tổng kết

Để nhận biết đâu là Bear Trap thì NĐT cần chuẩn bị một nền tảng kiến thức vững chắc, biết các nhịp lên xuống của thị trường (am hiểu thị trường). Bear Trap thường xảy ra trong thời gian ngắn là 1 phiên giao dịch hoặc 1 số phiên giao dịch nên NĐT chú ý quan sát khi ra quyết định để bảo toàn vốn và lợi nhuận một cách tối ưu.

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *