Biên lợi nhuận ròng là gì và ý nghĩa trong phân tích tài chính

Biên lợi nhuận ròng là một trong những thước đo quan trọng cho bạn biết khả năng sinh lời của một công ty. Biên lợi nhuẩn ròng thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu. Cùng Đầu Tư Từ Đâu tìm hiểu Biên lợi nhuận ròng và ý nghĩa của nó trong phân tích doanh nghiệp nhé.

Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng (net profit margin) là một chỉ số tài chính nhằm đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp, chỉ số này được tính toán bằng lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần (các chỉ tiêu này đều được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh).

Công thức tính của chỉ số này như sau:

tính biên lợi nhuận ròng
Công thức tính biên lợi nhuận ròng

Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng

Với công thức tính toán như trên, chỉ số biên lợi nhuân ròng sẽ cho ta biết với mỗi đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí và cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần lợi nhuận ròng này chính là phần thu nhập mà cổ đông có thể nhận được và là cơ sở để doanh nghiệp tính toán chi trả cổ tức cho cổ đông.

ý nghĩa biên lợi nhuận ròng

Do vậy, doanh nghiệp có biên lợi nhuận ròng càng lớn thì khả năng sinh lời càng tốt, doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả và có khả năng mang lại thu nhập cao cho cổ đông.

Biên lợi nhuận ròng có thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành để tìm được công ty nào đang có khả năng tạo ra thu nhập tốt trong ngành.

Ngoài ra, biên lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp cũng được sử dụng theo hướng so sánh với số liệu trong quá khứ của chính doanh nghiệp đó để tìm ra chiều hướng thay đổi của chỉ số, có sự cải thiện theo thời gian hay không.

Sự khác biệt giữa biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp

Khác một chút so với biên lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận gộp dùng để xác định bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra từ việc sản xuất hàng hóa của công ty bởi vì nó loiaj trừ các mục khác như chi phí thuê văn phòng, thuế và lãi vay các khoản nợ…

Biên lợi nhuận ròng chỉ đơn thuần là thước đo lợi nhuận ròng trên doanh thu.

Doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận ròng bằng cách nào?

Mặc dù biên lợi nhuận ròng là khác nhau ở các ngành khác nhau, nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng doanh thu hoặc giảm chi phí (hoặc cả 2). Tuy nhiên, tăng doanh thu có thể dẫn đến việc chi nhiều hơn, dẫn đến tăng chi phí.

Việc cắt giảm quá nhiều chi phí cũng có thể dẫn đến các kết quả kém hơn như mất nhân sự, giảm chất lượng sản phẩm,… Để giảm chi phí sản xuất mà không làm giảm chất lượng, cách tốt nhất là mở rộng quy mô. Tính hiệu quả theo quy mô có ý tưởng là các công ty lớn hơn có xu hướng có biên lợi nhuận tốt hơn.

Kết luận

Biên lợi nhuận ròng đo lường lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu. Biên lợi nhuận ròng được sử dụng để đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên hiệu quả kinh doanh của công ty. Mỗi ngành có biên lợi nhuận khác nhau, vì vậy bạn cần xem xét nhiều yếu tố hơn khi đánh giá biên lợi nhuận ròng của các công ty trong các ngành khác nhau.

Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và được tư vấn những cổ phiếu tốt nhất

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VPS

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *