Biểu đồ hình nến được người Nhật Bản phát minh và áp dụng trong thị trường giao dịch gạo từ thế kỷ 18. Hiện nay, biểu đồ hình nến đã được áp dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật trên nhiều loại thị trường như cổ phiếu, chứng khoán phái sinh, giao dịch hàng hóa, tiền điện tử…
Trong bài viết này, daututudau.net sẽ cùng với các bạn tìm hiểu cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán và cách áp dụng để phân tích cổ phiếu.
Các yếu tố cơ bản của biểu đồ nến chứng khoán
Về cơ bản thì đồ thị nến Nhật sẽ biểu diễn một cách trực quan biến động của giá chứng khoán, tuy nhiên điểm đặc biệt của loại đồ thị nằm ở cách các “cây nến” thể hiện các mức giá quan trọng của cổ phiếu trong một khoảng thời giannào đó.
Các thành phần của một “cây nến” bao gồm thân nến và bóng nến.
- Thân nến là phần hình chữ nhật, thể hiện các mức giá mở cửa và đóng cửa của chứng khoán trong một phiên giao dịch. Thông thường thân nến sẽ được chỉ định màu tùy thuộc theo sự tăng hay giảm của giá, với màu xanh cho nến tăng (giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa) và màu đỏ cho nến giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa)
- Phần bóng nến thể hiện các mức giá cao nhất (high) và thấp nhất (low) trong một phiên giao dịch
Áp dụng biểu đồ nến trong phân tích kỹ thuật
Như đã nêu ở trên, “thân nến” và “bóng nến” biểu diễn trực quan bốn mức giá quan trọng của cổ phiếu trong một phiên giao dịch là giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất. Thông qua việc so sánh tương quan giữa các mức giá trên, ta có thể nhận biết được mối quan hệ và tương quan sức mạnh giữa bên mua và bên bán trên thị trường. Cụ thể như sau:
- Thân nến càng dài cho thấy chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa càng cao, từ đó cho thấy sự áp đảo của phe mua so với phe bán (đối với nên xanh thân dài) hoặc phe bán áp đảo phe mua (đối với nến đỏ thân dài)
- Ngược lại, thân nến ngắn lại cho thấy sự lưỡng lự của thị trường khi lực mua và lực bán là tương đối cân bằng.
- Bóng nến dài thường cho thấy sự tranh chấp mạnh giữa bên mua và bên bán. Lấy ví dụ với mô hình nến búa (hammer), bóng nến dưới dài cho thấy ban đầu lực bán mạnh thắng thế kéo giá cổ phiếu xuống mức thấp, tuy nhiên sau đó lực mua mạnh bắt đầu nhập cuộc và dần thắng thế khiến cho cây nến “rút chân” lên.
Các mô hình nến Nhật rất đa dạng và phong phú về thể loại cũng như cách áp dụng. Mọi người có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau: https://daututudau.net/mot-so-mau-mo-hinh-nen-co-ban-trong-giao-dich-chung-khoan/
Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu