Breakout là gì? Cách áp dụng vào giao dịch chứng khoán hiệu quả

Breakout trong chứng khoán là gì?

Breakout (hay còn gọi đầy đủ là Atari Breakout) là hiện tượng giá tăng “phá vỡ” một vùng giá cố định hoặc một vùng tích lũy đi ngang.

Breakout cũng có thể được xem là xảy ra khi một vùng giá đặc biệt bị phá qua và đóng nến xác nhận như: hỗ trợ hoặc kháng cự, các mô hình, vùng Fibonacci, …

 Giao dịch theo trường phái breakout là việc chúng ta vào lệnh ngay khi giá phá vỡ và tiếp tục đi theo thị trường cho đến khi biến động chậm lại và có xu hướng đảo chiều.

Các dạng Breakout thường gặp

Trong khuôn khổ bài viết chúng ta đề cập đến 2 dạng chính:

  • Breakout tiếp diễn xu hướng trước đó
  • Breakout đảo chiều đảo chiều xu hướng

Phá vỡ là một điều quan trọng nó giúp chúng ta nhận ra sự biến động mạnh trong cung và cầu của một cổ phiếu mà bạn giao dịch. Sự thay đổi này có thể gây biến động mở rộng bắt đầu một con sóng tắng mới hoặc đảo chiều xu hướng thành giảm và đem lại cơ hội tốt cho bạn nếu các NĐT biết tận dụng. 

Breakout tiếp diễn

Có những trường hợp sau khi giá di chuyển mạnh về một hướng hay nói cách khác là “thị trường có trend”, thị trường thường ngừng lại để tạm nghỉ lấy thanh khoản. Điều này thường xảy ra khi hai phe mua và phe bán trong thị trường tạm dừng để xem xét xem ai sẽ là người thắng thế. Kết quả là giá đi ngang một đoạn hoặc nén lại.

breakout tiếp diễn

Nếu phe gấu dịch quyết định được xu hướng bằng cách áp đảo phe bò và tiếp tục đẩy giá theo hướng đó, kết quả sẽ xuất hiện một phá vỡ tiếp diễn. Đơn giản nó là sự tiếp diễn của một xu hướng đã được hình tành trước đó trước đó.

breakout là gì

Breakout đảo chiều

Phá vớ đảo chiều cũng khá giống như phá vỡ tiếp diễn, tức là sau một xu hướng dài được hình thành trước đó, giá dừng lại lưỡng lự, đi với biên độ hẹp.

breakout đảo chiều

Điểm khác nhau là sau khi dừng lại, phe chiếm ưu thể trong thị trường đã quyết định được xu hướng và họ cật lực đẩy giá đi theo hướng ngược lại xu hướng trước đó. Kết quả là “phá vỡ đảo chiều xu hướng” được hình thành.

Ứng dụng chiến lược mua breakout

Sử dụng trendline

Cách đơn giản để xác định được một pha breakout là xác định được đường xu hướng lên biểu đồ. Để vẽ đường xu hướng đúng và chính xác chúng ta cần xem biểu đồ và vẽ đường thẳng đi theo xu hướng hiện tại của giá

sử dụng trendline để đánh breakout

Khi vẽ đường xu hướng, tốt nhất là chúng ta cần nối 2 đỉnh hoặc 2 đáy với nhau. Càng nhiều đỉnh hoặc đáy được nối trên một đường thẳng với nhau, đường xu hướng càng mạnh

Vậy thì sử dụng đường trendline để giao dịch phá vỡ như thế nào? Khi giá chạm vào đường xu hướng, sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra. Nến đỏ có thể xuất hiện giá có thể điều chỉnh từ đường xu hướng để đi tiếp theo xu hướng. Trường hợp thứ 2 giá phá vỡ đường xu hướng bằng một cây nến tăng mạnh và đóng nến trên đường trendline tạo ra đảo chiều xu hướng. Chúng ta nên tận dụng sự điều này để tìm kiếm cơ hội mua lên.

áp dụng breakout

Sử dụng kênh giá

Thêm một cách để xác định phá vỡ là vẽ ra một kênh giá. Vẽ kênh giá giống như kiểu vẽ hai đường xu hướng song song với nhau

Kênh giá hữu dụng vì bạn có thể nhận ra phá vỡ từ 2 phía của xu hướng. Cách giao dịch cũng giống giao dịch với đường xu hướng, đó là đợi giá đến sát 1 trong 2 cạnh của kênh giá và dùng các chỉ báo giúp xác định hướng để giao dịch.

Sử dụng mô hình tam giác

Cách thứ ba để các NĐT phát hiện ra một phá vỡ phá vỡ là bằng cách nhìn vào mô hình tam giác.

Mô hình này được hình thành khi giá bắt đầu đi với biên độ dao động hẹp dần và nén lại vào một khu vực giá. Thứ mà chúng ta cần làm là chuẩn bị vị thế khi giá bắt đầu nén lại và tận dụng được cơ hội khi phá vỡ diễn ra.

Phía sau mô hình tam giác tăng và cứ mỗi lần giá tiến về một vùng cao nhất định, sẽ có vài NĐT nóng vộ đặt lệnh bán để chốt lời, khiến giá giảm.

Mặt khác, nhiều người tin rằng giá sẽ tăng cao hơn nữa nên khi giá bắt đầu giảm, đã nhảy vào mua trước khi giá chạm về một cùng hỗ trợ. Kết quả là một “cuộc chiến vương quyền” giữa hai phe diễn ra trong môt vùng giá đi với biên độ hẹp.

Điều chúng ta cần là sự phá vỡ lên phía trên vì mô hình tam giác tăng thường là mô hình tăng giá. Khi chúng ta thấy giá phá kháng cự thì đó là dấu hiệu mua vào.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *