Các dạng biểu đồ cần biết trong Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ giá là một thành phần không thể thiếu cho nhà đầu tư khi phân tích kỹ thuật cổ phiếu hoặc chỉ số chung. Biểu đồ giá là nền tảng cốt lõi của Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư hiểu được câu chuyện giữa bên mua và bên bán. Chúng ta sẽ xem xét 3 loại biểu đồ thường được sử dụng nhất hiện nay:

  • Biểu đồ đường – line chart
  • Biểu đồ dạng thanh – bar chart
  • Biểu đồ dạng nến – candlestick chart

Biểu đồ dạng đường – Line chart

Biểu đồ dạng đường cơ bản là vẽ 1 đường nối từ mức giá đóng cửa này đến mức giá đóng cửa khác. Khi các điểm này được nối lại với nhau, chúng ta sẽ thấy được tổng quát chuyển động của giá của một cặp tiền nào đó trong một khoảng thời gian.

Xem ví dụ về biểu đồ dạng đường bên dưới:

biểu đồ đường
Biểu đồ đường

Biểu đồ đường – line là dạng biểu đồ đơn giản nhất trong phân tích kỹ thuật. Dạng biểu đồ này bỏ qua các biến động giá trong phiên và chỉ tập trung vào giá cuối ngày. Các nhà phân tích kỹ thuật ưa thích sự đơn giản thường sử dụng loại biểu đồ này.

Biểu đồ dạng thanh – Bar chart

Biểu đồ dạng thanh thì phức tạp hơn. Nó thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của một phiên giao dịch. Đáy của biểu đồ thanh là mức giá thấp nhất của phiên giao dịch, trong khi đó đỉnh của thanh chính là mức giá cao nhất. Thanh ngang nhỏ bên trái thể hiện giá mở cửa và thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện giá đóng cửa.

cấu tạo biểu đồ thanh
biểu đồ thanh
Biểu đồ thanh

Một thanh biểu đồ đơn giản có thể là 1 đoạn thời gian, có thể là 1 ngày, một tuần hoặc 1 giờ. Khi bạn nghe về “biểu đồ thanh”, bạn cần biết chắc khung thời gian đó là khung thời gian nào thì bạn sẽ biết 1 thanh đó đại diện cho bao nhiêu thời gian.

Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một sản phẩm nhất định. Xem ví dụ về thanh giá dưới đây

cấu tạo biểu đồ thanh
  • Giá mở cửa – Open: thanh ngang nhỏ nằm bên trái là giá mở cửa
  • Giá cao nhất – High: đỉnh của thanh giá thể hiện giá cao nhất trong khoảng thời gian
  • Giá thấp nhất – Low: đáy của thanh giá thể hiện giá thấp nhất trong khoảng thời gian
  • Giá đóng cửa – Close: thanh ngang nhỏ nằm bên phải là giá đóng cửa 


Biểu đồ nến

Biểu đồ nến đưa ra những thông tin giống như biểu đồ thanh, nhưng ở dạng đẹp hơn và trực quan hơn. Biểu đồ nến vẫn chỉ ra vùng giá từ cao nhất đến thấp nhất theo trục dọc từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, thân nến thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa. Tùy thuộc vào màu sắc mặc định của thân nến mà xác định được giá đóng cửa cao hoặc thấp hơn giá mở cửa. Ở ví dụ bên dưới, thân nến màu đen thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, tức là nến giảm giá. Ngược lại, nếu thân nến màu trắng thì giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, tức là nến tăng giá.

biểu đồ nến
Biểu đồ nến

Việc dùng biểu đồ nến đem lại sự trực quan hơn, mặc dù thông tin do biểu đồ nến cung cấp thì cũng chỉ bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất phiên mà thôi. Một số ưu điểm của biểu đồ nến là: 

  • Biểu đồ nến dễ nhận biết hơn và là điểm khởi đầu tốt cho các bạn mới bắt đầu học phân tích 
  • Biểu đồ nến dễ sử dụng hơn. Mắt chúng ta thường ngay lập tức thấy được những thông tin do biểu đồ nến chỉ ra. Thêm nữa, những nghiên cứu cho thấy rằng trực quan sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, điều này có thể cũng có ý nghĩa trong việc giao dịch
  • Biểu đồ nến và mô hình nến có những cái tên rất hay như Bắn sao – Shooting Star, giúp dễ dàng nhớ được mô hình này là như thế nào 
  • Biểu đồ nến rất tốt trong việc xác định những điểm xoay chiều của thị trường.     

Các dạng biểu đồ khác

Ngoài 3 loại biểu đồ đã được giới thiệu ở trên, còn rất nhiều dạng biểu đồ khác mà bạn có thể xem như:

  • Biểu đồ nến Hollow
  • Mô hình Heikin Ashi
  • Biểu đồ vùng
  • Đường cơ sở

Một số hình ảnh minh họa về các loại biểu đồ này:

biểu đồ nến Hollow
Biểu đồ nến Hollow
Biểu đồ nến Heikin Ashi
Mô hình nến Heikin Ashi
biểu đồ vùng
Biểu đồ vùng
Đường cơ sở

Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN ONLINE

Xem chi tiết tại Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *