Các mô hình nến đảo chiều phổ biến

Mô hình nến đảo chiều thường được các nhà phân tích kĩ thuật áp dụng để phân tích xu hướng tăng giảm trên thị trường tài chính nói chung. Dự đoán đúng xu hướng tiếp theo của thị trường giúp nhà đầu tư có thế đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc mua vào- bán ra khi để gia tăng hoặc bảo toàn lợi nhuận, tránh trường hợp lỗ nhiều.

I. Những mẫu hình nến đảo chiều tăng phổ biến

1. Nến búa Hammer

Nến búa Hammer được xem là một trong những mô hình nến đảo chiều tăng khá phổ biến và tin cậy, có phần thân ngắn, bóng nến dưới dài gấp 2 – 3 lần thân nến còn bóng nến trên không có hoặc rất ngắn. Nó thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, phần râu nến dưới dài cho thấy lúc đầu lực bán vẫn rất áp đảo khiến cho giá bị đẩy xuống dưới, nhưng sau đó bên mua tăng mạnh khiến cho giá mở cửa với giá đóng cửa thường là cao nhất phiên

nến búa

Ví dụ trên có rất nhiều cây nến búa Hammer xuất hiện liên tục. Trong đó có nhiều cây nến búa Hammer xuất hiện ở cuối xu hướng giảm sau đó đều tăng lên

Nến búa Hammer dù màu đỏ hay màu xanh thì cũng đều cho thấy lực mua đang tăng lên và báo hiệu một xu hướng đảo chiều mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu so sánh giữa hai nến thì nến búa Hammer xanh cho thấy bên mua có phần nhỉnh hơn chút nên mới khiến giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.

2. Nến búa ngược Inverted Hammer

Ngược lại một chút với mô hình nến búa Hammer, nến búa ngược sẽ có phần bóng trên dài, thân ngắn, bóng dưới không có hoặc rất ngắn. Nến búa ngược Inveted Hammer dùng để mô tả sự giằng co kịch liệt giữa 2 bên mua và bán khi ban đầu, bên mua chiếm số đông và đẩy giá lên cao nhưng sau đó bên bán cũng gia tăng áp lực khiến cho giá đóng cửa về gần bằng với giá mở cửa.

nến búa ngược

Ví dụ trên, trong biểu đồ cổ phiếu TCB có rất nhiều cây nến búa ngược xuất hiện. cây nến búa ngược (có mũi tên chỉ vào) là một cây nến đảo chiều nằm ở cuối xu hướng giảm và sau đó giá tăng lên khá nhiều. Sau nó cũng có nhiều cây nến búa ngược khác và xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp cây nến búa ngược cuối cùng (được khoanh tròn) lại tạo ra xu hướng giảm ngắn hạn.

3. Mô hình nến Doji chuồn chuồn Dragonfly Doji

Mô hình nến Doji chuồn chuồn gần giống với mô hình nến búa Hammer. Ở mô hình này  giá mở cửa và giá đóng cửa gần như không thay đổi. Cụ thể, khi bắt đầu bên bán áp đảo đẩy giá cp xuống nhưng sau đó lực cũng hấp thu hết để kéo chỉ số rút chân khiến giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau khi kết phiên

nến DOJI

Mô hình nến Doji chuồn chuồn khi xuất hiện ở cuối xu hướng giảm chính là tín hiệu cho sự đảo chiều tăng giá sắp tới.

4. Mô hình nến nhấn chìm tăng Bullish Engulfing

Mô hình nến nhấn chìm tăng Bullish Engulfing là một mô hình nến đôi. Ở mô hình này, cây nến đầu tiên là nến đỏ thân dài còn cây nến thứ 2 là một cây nến xanh thân dài hơn cây nến đỏ đầu tiên.

Sự xuất hiện của mô hình nến này cho thấy lúc đầu lực bán rất cao khiến giá giảm sâu nhưng sau đó bên mua lại áp đảo về số lượng khiến giá tăng trở lại ở cuối phiên thứ 2.

5. Mô hình nến sao mai Morning Star

Mô hình nến sao mai là mô hình 3 nến, trong đó

  • Cây nến đầu tiên là cây nến giảm thân dài màu đỏ cho thấy giá đang bị đẩy xuống thấp
  • Cây nến thứ 2 là cây nến có thân nhỏ hoặc không có (VD: nến Doji, nến búa Hammer hay nến búa ngược). Sự xuất hiện của cây nến thứ 2 cho thấy giá đã gần như cân bằng và không bên nào chiếm ưu thế.
  • Cây nến thứ 3 là cây nên tăng thân dài màu xanh với giá đóng cửa ít nhất phải cao hơn giá đóng cửa của cây nến đầu tiên 50% xét theo chiều dài thân nến đầu tiên. Cây nến thứ 3 càng dài chứng tỏ sự đảo chiều càng mạnh mẽ.
nến Morning star

6. Mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami

So với các mô hình nến đảo chiều tăng phía trên thì mô hình nến Bullish Harami không cho tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ bằng nhưng đây cũng là một mô hình cần phải chú ý.

Mô hình nến Bullish Harami là mô hình nến đôi, được tạo thành từ một cây nến mẹ màu đỏ thân dài và một cây nến con màu xanh thân ngắn chỉ bằng hoặc nhỏ hơn 25% thân cây nến mẹ. Ở mô hình này, thân của cây nến con sẽ nằm toàn bộ trong thân nến mẹ.

nến mẹ bồng con

Mô hình nến Bullish Harami cho thấy xu hướng giá ban đầu là giảm mạnh do bên bán đang áp đảo, nhưng sau đó xuất hiện cây nến con chứng tỏ bên mua đã phục hồi dần, dù chưa thể làm giá tăng được về như giá mở cửa của nến mẹ nhưng giá đã quay đầu từ giảm sang tăng.

II. Những mô hình nến đảo chiều giảm

1. Mô hình nến Doji bia mộ Gravestone Doji

Ngược với mô hình nến Doji chuồn chuồn, mô hình Doji bia mộ có bóng trên dài, bóng dưới ngắn và có giá mở cửa, đóng cửa bằng hoặc gần bằng nhau.

nến bia mộ

Giá ban đầu tăng cao nhưng sau đó giảm dần và kết phiên tại mức giá bằng mở cửa. Khi thị trường đang trong xu hướng tăng mà gặp phải mô hình này thì khả năng cao giá cp sẽ đảo chiều và giảm ngay sau đó.

2. Mô hình nến sao hôm Evening Star

Mô hình nến sao hôm Evening Star là mô hình 3 nến. Trong đó, nến thứ nhất là nến giảm màu xanh có thân lớn. Nến thứ 2 là nến nhỏ và thân ngắn giống nến búa, Doji. Nến thứ 3 màu đỏ, phần thân dài ít nhất bằng 1/2 cây nến đầu tiên.

nến sao hôm

3. Mô hình nến bắn sao Shooting Star

Đây là một cây nến đơn có hình dáng rất giống nến búa ngược Inverted Hammer. Tuy nhiên nếu nến búa ngược thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm thì nến Shooting Star lại xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng.

4. Mô hình nến nhấn chìm giảm Bearish Engulfing

Mô hình nến nhấn chìm giảm ngược lại với mô hình nhấn chìm tăng Bullish Engulfing, Mô hình này gồm 2 nến. Nến thứ nhất là một cây nến xanh có thân dài cho thấy xu hướng giá đang tăng lên. Nến thứ 2 là một cây nến đỏ có thân dài hơn cây nến thứ nhất. Điều này cho thấy phe bán đã chiếm ưu thế hơn khiến cho giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa. Nến thứ 2 càng lớn hơn nến 1 thì sự đảo chiều càng mạnh. Mô hình nến nhấn chìm giảm này mang tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ hơn nhiều.

*** Lưu ý: Những mô hình nến đảo chiều mạnh nhất này chỉ có xác suất cao dựa trên thống kê quá khứ, không phải là mô hình tuyệt đối và luôn đúng. Vì vậy, ngoài việc phân tích các mô hình nến, nđt cũng cần kết hợp thêm những thông tin khác từ thị trường hoặc các chỉ số kỹ thuật, tài chính khác để giúp tăng tỷ lệ thành công.

XEM THÊM:

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *