Cách đọc biểu đồ dạng thanh trong chứng khoán

Biểu đồ dạng thanh (bar chart) là một trong những dạng biểu đồ cơ bản và được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Trong bài viết sau, daututudau.net sẽ chia sẽ cách đọc và áp dụng loại biểu đồ này trong phân tích chứng khoán.

Các thành phần của đồ thị dạng thanh

Biểu đồ dạng thanh về cơ bản về cơ bản cũng là dạng đồ thị biểu diễn biến động của giá chứng khoán theo thời gian. Trong đó có các thành phần chính bao gồm:

Các trục tọa độ: với trục tung thể hiện các mức giá của cổ phiếu và trục hoành thể hiện các mốc thời gian.

Các thanh giá: đây là thành phần quan trọng nhất của đồ thị dạng thanh, các thanh giá sẽ thể biến động giá chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể như sau:

  • Giá mở cửa được thể hiện bằng nét gạch ngang nằm bên trái của thanh dọc
  • Giá đóng cửa được thể hiện bằng nét gạch ngang nằm bên phải của thanh dọc
  • Giá cao nhất trong phiên thể hiện tại điểm cao nhất của thanh dọc
  • Giá thấp nhất trong phiên thể hiện tại điểm thấp nhất của thanh dọc
  • Mỗi thanh giá có thể được chỉ thị màu, thường là màu xanh đối với phiên giá tăng (đóng cửa cao hơn mở cửa) và màu đỏ đối với phiên giá giảm (đóng cửa thấp hơn mở cửa)
thanh giá trong đồ thị thanh

Lấy ví dụ với cổ phiếu DPM trong phiên ngày 19/04/2022, ta có thể thấy các mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất lần lượt là 72.5, 75.1, 71.4 và 77, được biểu diễn trên biểu đồ thanh ở hình bên dưới.

biểu đồ thanh

So sánh biểu đồ thanh và biểu đồ nến

Biểu đồ thanh rất giống với biểu đồ nến Nhật Bản. Hai loại biểu đồ hiển thị cùng một thông tin nhưng theo cách khác nhau.

Biểu đồ thanh bao gồm một đường thẳng đứng, với các đường ngang nhỏ ở bên trái và bên phải hiển thị giá mở và đóng. Chân nến cũng có một đường thẳng đứng thể hiện mức cao và thấp của khoảng thời gian (được gọi là bóng hoặc bấc), nhưng sự khác biệt giữa giá mở và giá đóng được thể hiện bằng một phần dày hơn gọi là thân nến. Thân nến được tô bóng hoặc tô màu đỏ nếu giá đóng ở dưới giá mở và được tô bóng hoặc tô màu trắng hoặc xanh lá cây nếu giá đóng ở trên giá mở. Mặc dù thông tin giống nhau, nhưng giao diện trực quan của hai loại biểu đồ là khác nhau.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VPS

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *