Chi phí cố định là gì và ứng dụng trong xác định điểm hòa vốn

Chi phí cố định là gì

Thuật ngữ chi phí cố định hay định phí (fixed cost) được dùng để chỉ các loại chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô, số lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp.

Chi phí cố định thường được xác định cho một khoảng thời gian cụ thể và không phụ thuộc vào mức độ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một số ví dụ cho chi phí cố định mà doanh nghiệp phải trả như: tiền lương cứng hàng tháng phải trả cho nhân viên, chi phí thuê văn phòng, nhà xưởng hàng tháng, chi phí bảo hiểm, lãi tiền vay phải trả hàng tháng…

chi phí cố định

Đặc điểm của chi phí cố định

Chi phí cố định thường không thay đổi theo thời gian, các loại chi phí này cũng thường được xác định từ trước thông qua hợp đồng và kế hoạch thanh toán (ví dụ như chi phí thuê văn phòng, lãi vay phải trả…)

Chi phí cố định thường là các khoản chi cơ bản, là cơ sở để thành lập và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chi phí cố định

Chi phí cố định thường được áp dụng để quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sao cho có lãi, đạt được hiệu quả tài chính. Cụ thể là thông qua việc tính toán và phân tích điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là mức sản lượng mà tại đó doanh thu và chi phí ở mức cân bằng, doanh nghiệp không lãi cũng không lỗ. Khi số lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ được vượt trên điểm hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ có lãi và ngược lại.

Điểm hòa vốn được tính toán theo công thức sau:

Ngoài việc xác định mức sản lượng hòa vốn, chi phí cố định cũng được sử dụng để hỗ trợ việc xác định giá bán sản phẩm phù hợp để từ đó doanh nghiệp có đủ doanh thu bù đắp được tất cả các chi phí và có lợi nhuận.

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *