1. Cổ phiếu pha loãng là gì?
Pha loãng cổ phiếu là việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông khi doanh nghiệp phát hành 1 lượng cổ phiếu mới.
Các trường hợp pha loãng cổ phiếu
Chào bán cổ phiếu qua hình thức chào bán riêng lẻ, chào bán ra công chúng và chào bán cho cổ đông hiện hữu.
- Chào bán riêng lẻ áp dụng cho số ít NĐT, thường là các cổ đông chiến lược, cổ đông hiện hữu, hay các đối tác kinh doanh.
- Chào bán ra công chúng thì số lượng thường nhiều nhằm huy động lượng vốn lớn cho doanh nghiệp. Và điều này cũng dẫn đến rủi cao hơn.
- Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là hình thức doanh nghiệp bán toàn bộ số cổ phiếu phát hành thêm cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu tương ứng. Khi đó, tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông không thay đổi, không làm pha loãng cổ phiếu.
Phát hành cổ phiếu ESOP áp dụng đối với cán bộ nhân viên của doanh nghiệp để động viên vì sự cống hiến. Điều này sẽ làm giảm quyền sở hữu của cổ đông bên ngoài, đồng thời tăng thêm sức mạnh và quyền hạn cho ban lãnh đạo công ty.
Trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu
Doanh nghiệp có nghĩa vụ phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện yêu cầu chuyển đổi của trái chủ. Điều này khiến doanh nghiệp giảm được nợ vay từ trái phiếu, tăng vốn chủ sở hữu, số lượng cổ phiếu. Lợi ích mỗi cổ đông nhận được sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều trong trường hợp này.
Phát hành cổ phiếu cho mục đích sáp nhập
Đây là việc doanh nghiệp nhận sáp nhập phát hành thêm cổ phiếu và hoán đổi chúng với toàn bộ cổ phiếu của doanh nghiệp bị sáp nhập với tỷ lệ hoán đổi được thỏa thuận từ trước. Khi đó, công ty nhận sáp nhập sẽ chịu rủi ro pha loãng cổ phiếu nhưng mang tính tích cực vì mục sáp nhập để phục vụ hoạt động kinh doanh ( giảm chi phí sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh và thị phần, …).
2. Ảnh hưởng của việc pha loãng cổ phiếu
Trong ngắn hạn, việc pha loãng cổ phiếu có thể gây tác động tiêu cực cho cả cổ đông và doanh nghiệp. Tăng nguồn cung cổ phiếu sẽ khiến cổ phiếu lưu hành tăng lên trong khi lợi nhuận tạo ra từ nguồn vốn huy động đó chưa tăng kịp sẽ làm giảm tính hấp dẫn của các chỉ số định giá của doanh nghiệp như ROE, EPS, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu,… Điều này thường khiến giá cổ phiếu giảm trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong dài hạn, điều này khá tích cực vì sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất, dẫn đến tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có nền tảng tốt và nội lực tốt, duy trì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm khoảng 20 – 40% sẽ có thể bù đắp mức độ pha loãng này.
Vì vậy có thể nói, không phải sự pha loãng nào cũng mang lại rủi ro. Điều quan trọng là trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp nào, NĐT cần xem xét kỹ lưỡng kế hoạch phát hành, chia cổ phiếu mới của từng doanh nghiệp để tránh thiệt hại.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: