Đầu tư giá trị là gì?
Đầu tư giá trị là một chiến lược đầu tư tập trung vào tìm kiếm các cổ phiếu đang được giao dịch với giá rẻ hơn giá trị nội tại của nó. Nhà đầu tư giá trị luôn luôn tích cực săn lùng các cổ phiếu mà họ cho rằng thị trường đang đánh giá thấp hơn so với thực tế do thị trường phản ứng quá mức và điều này tạo ra cơ hội kiếm lời cho họ.
Warren Buffett có lẽ là nhà đầu tư giá trị nổi tiếng nhất hiện nay. Một số nhà đầu tư giá trị nổi tiếng khác là: Benjamin Graham, David Dodd, Charlie Munger, Christopher Browne,…
Ý chính
- Đầu tư giá trị là một chiến lược tập trung tìm kiếm các cổ phiếu đang được giao dịch dưới giá trị thực của nó.
- Các nhà đầu tư giá trị sử dụng phân tích tài chính, không chạy theo tâm lý đám đông và là cổ đông dài hạn của các công ty tốt.
Hiểu về chiến lược đầu tư giá trị
Nguyên lý đằng sau phương pháp đầu tư giá trị rất đơn giản: Nếu bạn biết giá trị thực của một tài sản, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền khi mua nó. Điều này tương tự như việc bạn mua một chiến tivi mới với giá niêm yết hay được giảm giá, bạn sẽ nhận được cùng một chiếc tivi với cùng kích thước và chất lượng.
Cổ phiếu hoạt động theo cách tương tự, giá cổ phiếu có thể thay đổi khi giá trị thực của công ty vẫn giữ nguyên. Vẫn là doanh nghiệp đó, với tình hình không thay đổi nhưng bạn có thể mua được cổ phiếu với giá rẻ tại một số thời điểm nhất định.
Tất nhiên, không như Tivi, cổ phiếu sẽ không được lên kế hoạch giảm giá trước như Black Friday và cũng không ai biết nó có thể giảm giá bao nhiêu %.
Đầu tư giá trị được phát triển từ một khái niệm của giáo sư Trường kinh doanh Columbia – Benjamin Graham và David Dodd vào năm 1934 và được công bố rộng rãi trong cuốn sách xuất bản năm 1949 của Graham: Nhà đầu tư thông minh.
Giá trị nội tại trong đầu tư giá trị
Trên thị trường chứng khoán, một cổ phiếu rẻ có nghĩa là nó đang bị định giá thấp. Các nhà đầu tư giá trị hy vọng kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu được chiết khấu sâu.
Họ sử dụng các số liệu khác nhau để tìm ra giá trị nội tại của một cổ phiếu. Giá trị nội tại là sự kết hợp của việc sử dụng phân tích tài chính như nghiên cứu doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền cũng nư các yếu tố khác như thương hiêu, mô hình kinh doanh, thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh. Một số chỉ số được sử dụng để xem liệu cổ phiếu có đang rẻ hay không, bao gồm:
- Tỷ lệ P/B: Đo lường giá trị tài sản của một công ty và so sánh chúng với giá cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá trị của tài sản, cổ phiếu có thể đang bị định giá thấp.
- Tỷ lệ P/E: Cho phép bạn theo dõi thu nhập trên mỗi cổ phiếu để xác định xem giá cổ phiếu đã phản ánh tiềm năng tạo ra thu nhập của công ty hay chưa.
Ngoài ra, còn nhiều số liệu khác được sử dụng, chẳng hạn như phân tích nợ, vốn chủ sở hữu, doanh số bán hàng và tăng trưởng doanh thu. Sau khi xem xét các chỉ số này, nhà đầu tư có thể ra quyết định mua cổ phiếu nếu cảm thấy giá đủ hấp dẫn.
Giả thuyết thị trường không hiệu quả
Những nhà đầu tư giá trị không tin vào giả thuyết thị trường hiệu quả. Giả thuyết này cho rằng giá cổ phiếu đã phản ánh tất cả các thông tin tích cực lẫn tiêu cực của công ty, vì vậy giá của nó luôn phản ánh giá trị thực. Thay vào đó, nhà đầu tư giá trị tin rằng cổ phiếu có thể bị định giá quá cao hoặc quá thấp vì nhiều lý do khác nhau.
Ví dụ, một cổ phiếu có thể bị định giá thấp hơn vì nền kinh tế đang yếu đi, nhà đầu tư trên thị trường đang hoảng loạn và bán ra. Một cổ phiếu cũng có thể bị định giá quá cao bởi vì các nhà đầu tư hưng phấn và mua vào quyết liệt (ví dụ như trong giai đoạn bong bóng dotcom). Tâm lý quá bi quan hoặc quá hưng phấn có thể đẩy giá cổ phiếu lên hoặc xuống trước các thông tin được công bố, chẳng hạn như báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vọng hoặc đột biến, thu hồi sản phẩm, kiện tụng…
Không đi theo đám đông
Nhà đầu tư giá trị có nhiều quan điểm trái ngược với đám đông. Họ không đi theo tâm lý đám đông. Nhà đầu tư giá trị không chỉ bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả, mà khi những người khác đang mua vào, họ có thể bán ra hoặc dừng lại quan sát. Khi những người khác bán, họ có thể tìm cơ hội để mua vào hoặc tiếp tục nắm giữ. Nhà đầu tư giá trị không mua cổ phiếu đang “hot” (vì chúng bị định giá quá cao). Thay vào đó, họ đầu tư vào các công ty ít người biết đến nếu có tài chính ổn định. Cũng có thể, họ xem xét các cổ phiếu đầu ngành bị giảm giá mạnh và tin răng giá cổ phiếu sẽ phục hồi sau đó.
Nhà đầu tư giá trị chỉ quan tâm đến giá trị nội tại của một cổ phiếu. Họ nghĩ về việc mua một cổ phiếu với giá trị thực của nó: Tỷ lệ sở hữu trong một công ty. Họ muốn sở hữu những công ty mà họ biết là có triển vọng tốt, bất kể những người khác đang nói hay làm gì.
Đầu tư giá trị đòi hỏi sự siêng năng và kiên trì
Việc tính toán giá trị nội tại của cổ phiếu cần có một số phân tích tài chính nhưng nó cũng bao gồm tỷ trọng không nhỏ của các ý kiến chủ quan. Đôi khi, nó có thể là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Hai nhà đầu tư có thể phân tích dữ liệu để định giá giống nhau về một công ty, nhưng họ có thể ra quyết định đầu tư khác nhau.
Một số nhà đầu tư, những người chỉ nhìn vào dữ liệu hiện tại sẽ không đặt nhiều niềm tin vào tăng trưởng trong tương lai. Những nhà đầu tư giá trị khác lại tập trung vào tiềm năng tăng trưởng trong tương lai và ước tính dòng tiền của công ty. Một số người làm được cả hai điều này. Các chuyên gia đầu tư giá trị nổi tiếng như Warren Bufett và Peter Lynch, người điều hành Quỹ Magellan của Fidelity Investment trong vài năm đều nổi tiếng với việc phân tích báo cáo tài chính và tiến hành định giá để tìm ra các cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp.
Bất kể cách tiếp cận là gì, nguyên lý cơ bản của đầu tư giá trị là mua tài sản với giá thấp hơn giá trị thực, nắm giữ lâu dài và chốt lời khi giá trở về giá trị thực hoặc cao hơn. Nhà đầu tư có thể phải đợi nhiều năm trước khi các khoản đầu tư phát huy hiệu quả và đôi khi nhà đầu tư sẽ bị mất tiền.
Chiến lược đầu tư giá trị
Chìa khóa để mua một cổ phiếu đang bị định giá thấp là nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty và đưa ra các quyết định hợp lý. Nhà đầu tư giá trị Christopher H. Browne khuyên bạn nên đặt câu hỏi xem một công ty có khả năng tăng doanh thu của mình thông qua các cách sau:
- Tăng giá bán sản phẩm
- Tăng doanh số bán hàng
- Giảm chi phí
- Bán bớt hoặc đóng cửa các mảng kinh doanh không tạo ra lợi nhuận
Dưới đây là một số phân tích cần thiết đối với nhà đầu tư giá trị:
Phân tích báo cáo thu nhập
Nhà đầu tư giá trị phải xem xét tài chính của một công ty để xem hoạt động kinh doanh của nó như thế nào và so sánh với các công ty trong cùng ngành.
Báo cáo thu nhập cho bạn biết doanh thu được tạo ra là bao nhiêu, chi phí của công ty và lợi nhuận. Nhìn vào báo cáo thu nhập hàng năm thay vì báo cáo hàng quý sẽ cho bạn biết về tình hình chung của công ty vì nhiều công ty trải qua những biến động về sản lượng bán hàng trong năm.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang dữ liệu chứng khoán như Vietstock, Cafef,…
Bạn có thể phát hiện ra nhiều điều hữu ích cho việc đầu tư từ báo cáo thường niên của một công ty. Nó sẽ giải thích các sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp cũng như thị trường mà công ty hướng tới.
Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán của một công ty cho bạn một bức tranh toàn cảnh về tình trạng tài chính của công ty đó. Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần, một phần liệt kê tài sản, một phần liệt kê các khoản nợ và vốn chủ sở hữu của công ty. Phần tài sản được chia thành các khoản tiền hoặc tương đương tiền; các khoản đầu tư; các khoản phải thu hoặc tiền nợ khác hàng; hàng tồn kho và tài sản cố định như nhà máy, thiết bị.
Phần nợ phải trả liệt kê các khoản phải trả hoặc tiền còn nợ của công ty, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Phần vốn chủ sở hữu cho biết bao nhiêu tiền được đầu tư vào công ty, bao nhiêu cổ phiếu đang lưu hành và công ty giữ lại bao nhiêu lợi nhuận. Lợi nhuận giữ lại là một loại tài khoản tiết kiệm chứa lợi nhuận tích lũy từ công ty. Ví dụ, lợi nhuận giữ lại được sử dụng để trả cổ tức và được coi là dấu hiệu của một công ty khỏe mạnh, làm ăn có lãi.
Rủi ro khi đầu tư giá trị
Tương tự như các chiến lược đầu tư khác, đầu tư giá trị cũng có yếu tố rủi ro. Đây là chiến lược có rủi ro từ mức thấp đến trung bình. Dưới đây là một số loại rủi ro chính khi đầu tư giá trị:
Các số liệu là quan trọng
Nhiều nhà đầu tư sử dụng báo cáo tài chính khi họ đưa ra quyết định đầu tư giá trị. Vì vậy, nếu bạn dựa trên phân tích của riêng mình, hãy đảm bảo rằng bạn có thông tin chính xác và cập nhật mới nhất. Nếu không, bạn có thể chọn phải các công ty kém hoặc bỏ lỡ các cơ hội tốt.
Lãi hoặc lỗ bất thường
Một số lỗi có thể có trên báo cáo thu nhập của công ty mà cần được coi là ngoại lệ hoặc bất thường. Nhìn chung, những thứ này nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Một số ví dụ là các vụ kiện, tái cơ cấu, thảm họa thiên nhiên. Nếu bạn loại trừ những thông tin này, bạn có thể dự đoán được kết quả hoạt động trong tương lai của công ty.
Tuy nhiên, hãy phân tích kỹ về những mục này và sử dụng phán đoán của bạn. Nếu một công ty có một khoản mục bất thường từ năm này qua năm khác, có thể đây là dấu hiệu của một vấn đề về tài chính.
Mua cổ phiếu định giá quá cao
Trải quá nhiều cho một cổ phiếu là một trong những rủi ro chính đối với nhà đầu tư giá trị. Bạn có thể gặp rủi ro mất một phần lớn tiền của mình nếu bạn trả giá quá cao. Điều này cũng xảy ra nếu bạn mua cổ phiếu với giá gần với giá thị trường hợp lý của nó. Ngược lại, mua cổ phiếu bị định giá thấp làm giảm rủi ro mất tiền, ngay cả khi công ty làm ăn không tốt.
Nên nhớ rằng một trong những nguyên tắc cơ bản của đầu tư giá tị là xây dựng mức độ tan toàn cho các khoản đầu tư của bạn. Điều này có nghĩa là mua cổ phiếu ở mức giá bằng 2/3 hoặc thấp hơn so với giá trị nội tại của chúng. Bên cạnh đó, bnaj có thể phân bổ một số vốn tối thiểu đối với các cổ phiếu có khả năng đang bị định giá quá cao.
Không đa dạng hóa
Đầu tư tất cả vào một cổ phiếu riêng lẻ có thể là một chiến lược rủi ro cao. Một số nhà đầu tư giá trị tin rằng có thể có một danh mục đầu tư đa dạng ngay cả khi bạn chỉ sở hữu một số lượng nhỏ cổ phiếu, miễn là bạn chọn những cổ phiếu đại diện cho các ngành khác nhau và các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Theo Benjamin Graham, bạn nên nắm giữ khoảng 10-30 cổ phiếu khác nhau trong danh mục đầu tư giá trị của mình.
Rủi ro đầu tư theo cảm xúc
Rất khó để bỏ qua cảm xúc của bạn khi ra quyết định đầu tư. Ngay cả khi bạn có thể có quan điểm riêng và tập trung đánh giá các con số, thì nỗi sợ hãi và phấn khích có thể xuất hiện khi bạn thực sự sử dụng một phần số tiền tiết kiệm khó kiếm được để mua cổ phiếu. Quan trọng hơn, một khi bạn đã mua cổ phiếu, bạn có thể bị cám dỗ để bán nó nếu giá giảm mạnh. Hãy nhớ rằng quan điểm của đầu tư giá trị là chống lại sự cám dỗ, tránh hoảng sợ và đi theo đám đông. Vì vậy, đừng roi vào bẫy khi mua cổ phiếu lúc tăng giá và bán cổ phiếu lúc giảm giá. Hành vi này sẽ mang lại rủi ro lớn khi đầu tư giá trị.
Kết luận
Đầu tư gía trị là một chiến lược dài hạn. Warren Buffett mua cổ phiếu với ý định nắm giữ chúng gần như vô thời hạn. Tuy nhiên, bạn có thể bán cổ phiếu của mình khi cần một khoản tiền lớn hoặc khi nghỉ hưu. Ngoài ra, bán khi giá cổ phiếu vượt quá giá trị hợp lý cũng là ý tưởng tốt.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you. https://accounts.binance.com/ro/register-person?ref=UM6SMJM3
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!