Khi tìm hiểu về thị trường Forex, hẳn nhà đầu tư cũng đã từng nghe qua thuật ngữ Gap hay còn gọi là khoảng trống giá. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư thường theo đuổi phong cách giao dịch trên biểu đồ nến Nhật thì điều này càng dễ hiểu. Bài viết hôm nay hãy cùng theo chân đánh giá sàn để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ Gap trong Forex nhé!.
1. Gap là gì?
GAP hay khoảng cách giá được hiểu đơn giản là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch (hoặc 2 cây nến) liên tiếp, khoảng trống này được xác định bởi giá đóng cửa của cây nến phía trước và giá mở cửa của cây nến phía sau.
Thông thường giá đóng cửa của cây nến trước sẽ là giá mở cửa của cây nến ngay phía sau nó. Khi giá di chuyển quá đột ngột tăng quá mạnh hoặc giảm quá mạnh khiến giá bật (lên/xuống) cao hơn hoặc thấp hơn so với giá đóng cửa của cây nến trước đó, tạo ra 1 khoảng trống lớn trên đồ thị giá, khoảng trống này được gọi à Gap. Giá nhảy vọt lên trên gọi là Gap tăng giá (Gap Up), giá nhảy vọt xuống dưới gọi là Gap giảm giá (Gap Down).
GAP hay khoảng cách giá là gì?
2. Thời điểm Gap xuất hiện
Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục 24/24, cùng tính thanh khoản lớn nên ít có khoảng trống giá hơn so với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, khoảng trống giá này vẫn xuất hiện ở trong một số trường hợp sau:
- Thông thường vào thứ hai đầu tuần sẽ xuất hiện Gap bởi thứ 7 và chủ nhật là 2 ngày Forex không giao dịch nhưng lại có nhiều tin tức quan trọng như: các lệnh cấm nhập cảnh của tổng thống Biden, hay 1 cú tweet của tổng thống Trump cũng sẽ khiến cho Gap dễ xuất hiện vào thứ 2.
- Khi có một sự kiện vô cùng mạnh mẽ gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính như các tin liên quan đến lãi suất của tổ chức FED công bố hoặc cũng có thể là các ngân hàng tìm cách bán tháo 1 loại tiền tệ nào đó chẳng hạn.
- Các dịp lễ lớn như giáng sinh hay là cuối năm đây cũng là thời điểm rất nhiều ngân hàng trên thế giới nghỉ lễ dẫn tới giao dịch thiếu sự liên tục cũng là điều kiện để Gap được tạo ra.
Forex là gì?
3. Các loại khoảng trống giá trên thị trường
Có 4 dạng Gap phổ biến trên thị trường, chúng có những đặc điểm cũng như ý nghĩa riêng:
- Common Gap (Gap phổ thông): là dạng thường xuất hiện trong cả điều kiện bình thường, chỉ mang tính chất tạm thời nên thường bị lấp đầy ngay sau đó. Khoảng cách của khống trống này không quá cách biệt, thường xảy ra khi giá đang đi ngang (sideway) và giao động trong phạm vi hẹp. Common Gap mang tín hiệu khá yếu nên không có ý nghĩa nhiều trong việc phân tích.
- Breakaway Gap (Gap phá vỡ): báo hiệu sự bắt đầu một xu hướng mới. Gap phá vỡ thường xuất hiện bởi 1 thông tin bất ngờ, ảnh hưởng lớn đến thị trường. Giá có thể đang đi ngang hoặc đang trong một xu hướng giảm rồi đột ngột chuyển sang xu hướng tăng và ngược lại. Khoảng trống của Gap phá vỡ có thể bị lấp đầy hoặc không bị lấp, nhưng nếu xuất hiện một đợt retest lại khoảng trống Gap, đây lại là tín hiệu cho một cơ hội đầu tư lý tưởng.
Breakaway Gap (Gap phá vỡ)
- Runaway Gap hay Continuation Gap (Gap tiếp diễn): khoảng trống này xuất hiện ở giữa của một xu hướng tăng hoặc giảm mà đã được hình thành rõ rệt ngay trước đó. Gap tiếp diễn không bị lấp vì thị trường sẽ tiếp tục mạnh mẽ đi theo xu hướng hiện tại. Trong một xu hướng tăng, Gap tiếp diễn sẽ là một Gap Up cho thấy phe mua đang tiếp tục đẩy giá lên cao hơn. Ngược lại, trong trường hợp xu hướng giảm, đối với thị trường Forex, Gap tiếp diễn cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế và tiếp tục bán ra để đẩy giá xuống thấp hơn. Khoảng trống giá tiếp diễn được dùng như một mức hỗ trợ hoặc kháng cự theo hướng của xu thế thị trường.
Runaway Gap hay Continuation Gap (Gap tiếp diễn)
- Exhaustion Gap (Gap kiệt sức): khoảng trống này thường xảy ra ở gần đỉnh hoặc đáy khi giá đã ở trong một xu hướng tăng hoặc giảm đã diễn ra một thời gian dài trước đó, báo hiệu kết thúc xu hướng giá. Gap kiệt sức kết hợp với khối lượng giao dịch lớn là một sự xác nhận cao hơn để trader có thể vào lệnh.
Chuyển biến giá vàng cập nhật thường xuyên
4. Một số lưu ý khi giao dịch với khoảng trống giá
- Việc kết hợp với chỉ báo khối lượng giúp trader xác nhận tín hiệu một cách chính xác hơn.
- Trader xác định các mức hỗ trợ/kháng cự trong các dạng Gap để có thể vào lệnh phù hợp.
- Gap tiếp diễn và Gap kiệt sức là 2 dạng khoảng trống báo hiệu giá sẽ đi theo 2 hướng khác nhau và rất dễ nhầm lẫn khi xác định, vì vậy trader nên cẩn thận để tránh dính bẫy của 2 dạng Gap này.
- Nhiều trader thấy xuất hiện Gap là liền mở lệnh giao dịch với hy vọng Gap sẽ bị lấp đầy và đem về lợi nhuận, nhưng thực tế thì không phải lúc nào Gap cũng được lấp đầy và thời gian lấp Gap có thể sẽ kéo dài, điều này không tốt với tài khoản của trader.
Phần kết
Gap được coi là một phần quan trọng trong phân tích đồ thị nến Nhật. Tuy nhiên đây cũng không phải là một tín hiệu mạnh, chính vì vậy để tăng xác suất thành công, trader nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác.