Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam là bao nhiêu?

Vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu về giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét khái niệm giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Giá trị vốn hóa thị trường (Market capitalization) của một doanh nghiệp là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của công ty đó. Như vậy, ta có công thức tính giá trị vốn hóa như sau:

Vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x Thị giá của cổ phiếu tại thời điểm tính toán

Ví dụ, tại ngày 30/9/2022, một cổ phiếu của công ty A có giá thị trường là 12.000đ, tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty là 100.000.000. Từ đó ta có thể tính được giá trị vốn hóa thị trường của công ty A tại ngày 30/9/2022 là: 100.000.000 x 12.000 = 1.200 tỷ đồng.

Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam

Tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam được tính toán bằng việc cộng giá trị vốn hóa của tất cả các doanh nghiệp có cổ phiếu đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo thống kê từ Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, tại ngày 30/9/2022, tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam (chưa bao gồm thị trường trái phiếu doanh nghiệp) là 5.914.118 tỷ đồng.

Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam luôn biến động và thay đổi theo diễn biến tăng, giảm của thị trường và các chỉ số chứng khoán nói chung. Ví dụ như trong tháng 9/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm khá mạnh, kéo theo tổng giá trị vốn hóa thị trường giảm hơn 11% so với  cuối tháng 8/2022. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã để mất 23,85% tổng giá trị vốn hóa so với thời điểm đầu năm 2022.

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *