Hệ số thanh toán tức thời LÀ GÌ
Hệ số thanh toán tức thời hay còn gọi là hệ số thanh toán tiền mặt (cash ratio) là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng hoàn trả ngay các khoản nợ ngắn hạn (thường là đến hạn trả trong vòng một năm) thông qua sử dụng các khoản tiền mặt và tương đương tiền mà doanh nghiệp đang có.
Công thức tính của chỉ số này như sau:
Trong công thức trên, các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiên, nợ ngắn hạn đều có thể dễ dàng tìm thấy trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của hệ số thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời chủ yếu đo lường mức độ an toàn của doanh nghiệp trong trường hợp khẩn cấp, buộc phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc sử dụng tiền mặt và các khoản tương đương tiền (các khoản tiên gửi ngân hàng, đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi dưới 3 tháng)
Hệ số thanh toán tức thời càng lớn thì khả năng thanh toán càng được đảm bảo, doanh nghiệp càng an toàn. Khác với các hệ số thanh toán ngắn hạn còn lại, hệ số thanh toán tức thời không nhất thiết phải lớn hơn hoặc bằng 1, bởi vì trên thực tế, doanh nghiệp hiếm khi gặp phải trường hợp bắt buộc phải thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và sẽ có thời gian để chuyển đổi các loại tài sản khác thành tiền để trả nợ.
Hệ số thanh toán tức thời có thể được sử dụng để phân tích theo hai cách
– Cách thứ nhất là so sánh hệ số thanh toán tức thời của một doanh nghiệp với chính các giá trị của nó trong quá khứ nhằm xác định xu hướng thay đổi của hệ số này là tốt dần lên hay kém đi.
– Cách thứ hai là so sánh hệ số thanh toán tức thời giữa các doanh nghiệp trong cùng quy mô và trong cùng một ngành để lựa chọn doanh nghiệp có mức độ an toàn cao.