Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường, được các nhà PTKT tuân theo để giải thích và dự đoán các xu hướng biến động của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, không dựa trên cơ sở tình hình nôi tại và triển vọng tiềm năng doanh nghiệp.
Các nguyên tắc cơ bản:
1. Thị trường phản ánh tất cả
Mọi thứ trên thị trường đều đã được phản ánh thông qua mức giá. Giá cổ phiếu đại diện cho hy vọng, hoang mang và sợ hãi của tất cả nđt
Điều bất ngờ sẽ xảy ra, nhưng thông thường sẽ chỉ ảnh hưởng đến xu hướng ngắn hạn. Xu hướng chính sẽ không bị ảnh hưởng. Đôi khi thị trường sẽ phản ứng tiêu cực với những tin tức tốt vì đơn giản thị trường kỳ vọng vào tương lai. Khi tin tức xuất hiện khắp mọi nơi đồng nghĩa nó đã được phản ánh vào giá do bản chất “Mua tin đồn, bán tin tức”.
2. Các giai đoạn của thị trường
Giai đoạn tích lũy: Giai đoạn này thị trường di chuyển chậm, rất chậm, gần với mức tối thiểu. Thông thường ở giai đoạn này, sự hoảng loạn bao trùm lên những nhà giao dịch ít thông tin, trong khi dòng tiền thông minh âm thầm mua vào và hấp thụ hết những lệnh bán từ những nhà giao dịch đang trong cơn bán tháo.
Giai đoạn số đông nđt tham gia: Đây được coi là giai đoạn kiếm tiền dễ nhất vì sự tham gia ngày càng rộng rãi và những người giao dịch theo trend bắt đầu tham gia do bắt đầu nhận ra những chuyển động đi lên của giá và bắt đầu mua vào. Tâm trạng chung của thị trường là hy vọng và lạc quan
Giai đoạn phân phối: Lúc này, thị trường đã trở nên quá nóng, định giá quá mức . Nhờ media, số đông đều đã biết được rằng thị trường đang có xu hướng tăng và không chần chừ mua vào, tạo nên hưng phấn thái quá. Những NĐT thông minh đã gom hàng ở giai đoạn thị trường tích lũy bắt đầu quá trình phân phối bán ra cho NĐT nhỏ lẻ do chưa nhận ra xu hướng sắp đảo chiều.
3. Các xu hướng của thị trường
- Xu hướng chính (Cấp 1): Kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, đây là chuyển động lớn của thị trường.
- Xu hướng thứ cấp (Cấp 2): Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thường đi ngược với xu hướng chính.
- Xu hướng nhỏ ( Cấp 3): Kéo dài vài giờ đến vài ngày nhưng không quá 1 tuần
4. Khối lượng giao dịch
Khối lượng (Vol) là yếu tố rất quan trọng. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng nghĩa là xu hướng và vol phải tỉ lệ thuận với nhau.
Trong xu hướng tăng, giá tăng thì khối lượng phải tăng, giá giảm thì khối lượng giảm
Trong xu hướng giảm, giá tăng thì khối lượng giảm, giá giảm thì khối lượng tăng.
5. Sự tương quan các chỉ số
Xu hướng sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều. Lý thuyết Dow cho rằng nếu thị trường đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống, nó sẽ tiếp tục xu hướng đó. Vì vậy, ví dụ, nếu cổ phiếu của một doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng tăng lên sau tin tức tích cực, nó sẽ tiếp tục theo xu hướng này cho đến khi nó thể hiện một xu hướng đảo ngược.
Có nhiều công cụ hỗ trợ các nhà giao dịch phát hiện ra những tín hiệu đảo chiều, bao gồm nghiên cứu về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, mô hình giá, đường xu hướng và đường MA,… Nếu tất cả không cho thấy điều gì có nghĩa là xu hướng hiện tại sẽ tiếp diễn cho đến khi nó thể hiện xu hướng đảo chiều.
6. Sử dụng giá đóng cửa
Lý thuyết Dow cho rằng chỉ số trung bình phải kết thúc cao hợn mức cao nhất hoặc thấp hơn mức thấp nhất của phiên hôm trước mới tạo ra ý nghĩa. Lý thuyết Dow không xem trọng sự phá vỡ cũng như biến động giá trong ngày. Đây có lẽ cũng là 1 trong những hạn chế của lý thuyết này.
* Trọng điểm của lý thuyết này là đánh thuận theo xu hướng chính, khuyến nghị nghiên cứu kĩ thị trường hàng ngày và loại bỏ yếu tố cảm xúc. Chính vì vậy, lý thuyết này lại có 1 số hạn chế nhất định như độ trễ vì phải đợi tạo xu hướng mới ra quyết định giao dịch, không chính xác hoàn toàn đặc biệt là trong ngắn hạnvì thị trường biến động thay đổi theo giây, theo phút nên thông tin sẽ kém chính xác hơn.
Bài viết liên quan: