Lý thuyết sóng Elliott: Khái niệm và cách ứng dụng thực tế

Lý thuyết sóng Elliott là phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng bởi vì nó có thể giúp nghiên cứu và phát hiện ra xu hướng của thị trường trong các giai đoạn, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp cho những bước tiếp theo.

Sóng Elliott là gì?

Theo Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng. Trong một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 sóng chính và 3 sóng điều chỉnh.

sóng elliott là gì?
Sóng Elliott là gì

Sóng 1

Sóng 1 xuất phát điểm từ thị trường suy thóai, ít được nhận biết ngay từ đầu do nhiều thông tin tiêu cực xoay quanh doanh nghiệp. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị trường suy thoái. Khối lương giao dịch có tăng chút ít không đáng kể theo chiều hướng giá tăng.

Sóng 2

Sóng 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng fibo 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.

Sóng 3

Sóng 3 thường là sóng lớn và mạnh nhất của xu hướng tăng giá. Đầu sóng 3 vẫn xuất hiện  những thông tin tiêu cực, giữa sóng 3 bắt đầu đón nhận những thông tin tích cực. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nhỏ trong lòng của sóng 3 nhưng giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1.

Sóng 4

Sóng 4. Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh, có khuynh hướng đi xuống. Sóng này thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3 và khối lượng giao dịch thấp hơn sóng 3. Điểm thấp nhất của sóng 4 luôn phải cao hơn điểm cao nhất của sóng 1.

Sóng 5

Sóng 5 là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng chính. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường còn tăng mạnh nữa. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Những NĐT không chuyên nghiệp thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường sẽ nhanh chóng chuyển hướng.

5 sóng trong sóng Elliott

Sóng điều chỉnh A

Sóng điều chỉnh A bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng đa số nđt vẫn cho rằng thị trường vẫn đang trong xu thế tăng giá. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn.

Sóng điều chỉnh B

Sóng điều chỉnh B, giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường tăng giá.. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Tại thời điểm này, những thông tin cơ bản của các doanh nghiệp không có thêm nhiều thông tin tích cực nhưng cũng chưa có gì tiêu cực.

Sóng điều chỉnh C

Sóng điều chỉnh C, giá có xu hướng giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối lượng giao dịch tăng. Hầu hết NĐT đều nhận thấy rõ xu thế giảm trên thị trường. Sóng C thường lớn như sóng A.

Ứng dụng sóng Elliott vào giao dịch cổ phiếu

ứng dụng sóng Elliott
Ứng dụng sóng Elliott vào giao dịch mã cổ phiếu HCM

Tính từ đầu năm 2017 đến tháng 7/2018, cổ phiếu HCM diễn biến theo mô hình Elliot với xu hướng tăng từ tháng 1/2017 – tháng 4/2018 và xu hướng giảm từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018.

Trong chu kì giá lên,  cổ phiếu HCM tăng từ 11.000 đồng/cp lên 42.600 đồng/cp với 5 sóng nhỏ.

Sóng 1 diễn ra từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2017, giá cp tăng từ 11.000 đồng lên 21.800 đồng, sau đó tiếp tục nhịp Sóng 2 giá cp điều chỉnh về 17.000 đồng và đi ngang hơn 2 tháng.

Sóng 3 (sóng mạnh nhất) bắt đầu từ đầu tháng 11/2017 đến 30/1/2018, giá cp tăng vọt lên 38.000 đồng chỉ trong 3 tháng.

Sóng 4, cp điều chỉnh về vùng 32.700 đồng vào 12/3/2017. Ngay sau đó, cổ phiếu lại tiếp tục năng lên 42.600 đồng đến 9/4/2018, hoàn thành sóng 5, đồng thời tạo đỉnh tại vùng này và bắt đầu chu kì giảm giá

Tại sóng giảm A, cổ phiếu liên tiếp giảm với biên độ lớn, vol cao, kết thúc tại mức giá 27.100 đồng/cp ngày 28/5/2018, tương ứng tỉ lệ giảm 36,4%. Tuy nhiên, tại vùng giá đó xuất hiện lực cầu bắt đáy nhiều giúp cp hồi lên 32.000, hoàn thành sóng hồi B tại 7/6/2018. Sóng giảm C bắt đầu ngay sau đó khiến giá cp giảm mạnh và kết thúc tại 22.000 đồng vào 12/7/2018.

Như vậy, trải qua nhịp tăng gồm 5 sóng và nhịp giảm gồm 3 sóng, cổ phiếu HCM đã hoàn thành xong một chu kỳ theo mô hình sóng Elliott, và tiếp tục hành trình hoàn thành những chu kỳ mới tiếp theo.

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *