Lý thuyết sóng Elliott là gì? Các quy tắc và các cấp độ sóng

Ngoài những phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng, nhà đầu tư còn có thể đi sâu vào phân tích cụ thể cấu trúc chu kỳ của xu hướng giá chính là sóng Elliott. Điều quan trọng nhất của lý thuyết này là  dùng để xác định thị trường đang ở giai đoạn nào của chu kỳ hay đang ở sóng nào của sóng Elliott, từ đó nhà đầu tư có thể dự đoán được những bước đi tiếp theo của thị trường mà giao dịch cho phù hợp. Bài viết sau đánh giá sàn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về sóng Elliott.

1. Lịch sử ra đời của lý thuyết sóng Elliott

Chân dung của Ralph Nelson Elliott (28/7/1871 – 15/1/1948)Chân dung của Ralph Nelson Elliott (28/7/1871 – 15/1/1948)

Lý thuyết sóng Elliott được lấy từ tên của Ralph Nelson Elliott (28/7/1871 – 15/1/1948). Ông được biết đến là một kế toán viên chuyên nghiệp và cũng là một tác giả người Mỹ.

Thông qua việc phân tích dữ liệu chứng khoán trong nhiều năm,  Elliott đưa ra kết luận rằng sự chuyển động của thị trường chứng khoán có thể được dự đoán bằng việc quan sát và xác định mô hình sóng lặp đi lặp lại.

Sau đó lý thuyết này còn được áp dụng một cách rộng rãi không chỉ trong thị trường chứng khoán mà còn có cả thị trường tài chính cũng như Forex.

Lý thuyết sóng Elliott được xem là một tập hợp các mô hình giá cũng như sự giải thích về vị trí có thể xảy ra trong quá trình phát triển chung của thị trường. Thông thường thị trường sẽ đi theo các thời kỳ phát triển, luân phiên theo các giai đoạn không tăng trưởng hay suy yếu, xây dựng phân đoạn theo các mô hình tương tự có kích cỡ tăng dần.

Năm 1983 chính là năm đánh dấu Ralph Nelson Elliott lần đầu tiên xuất bản lý thuyết của ông về các mô hình thị trường trong cuốn sách có tựa đề The Wave Principle.

Sau đó 1 năm ông đã tổng kết lý thuyết sóng trong hàng loạt các bài viết nằm trong tạp chí Financial World.

Đến năm 1946, ông Elliott đề cập lý thuyết sóng một cách toàn diện nhất trong tác phẩm lớn cuối cùng của ông có tên Nature’s Laws: The Secret of the Universe.

2. Cấu trúc của mô hình sóng Elliott

Nhà đầu tư có thể thấy rằng lý thuyết sóng Elliott cho thấy thị trường diễn biến theo các mô hình 5 sóng trong xu hướng chủ đạo rồi hồi lại theo các quá trình điều chỉnh 3 sóng hoặc có thể là 5 sóng trước khi tiếp tục trở lại xu hướng chủ đạo.

Các mô hình trong xu hướng chủ đạo luôn theo các mô hình 5 sóng và được đánh dấu nhận biết theo các số 1-2-3-4-5. Các mô hình diễn biến ngược với xu hướng chủ đạo nói chung là các mô hình 3 sóng nhưng có thể là các mô hình 5 sóng và được đánh dấu bằng các chữ cái A-B-C-D-E.

Cấu trúc của mô hình sóng Elliott gồm có sóng chủ hay còn gọi sóng động lực (impulse wave) và sóng điều chỉnh (corrective wave)

  • Trong mô hình sóng Elliott, sóng chủ và sóng điều chỉnh xen kẽ nhau trong mọi cấp độ của xu hướng và trong mọi quy mô thời gian. Một sóng chủ (impulse wave) sẽ gồm 5 sóng cấp nhỏ và 3 sóng đẩy (theo xu hướng chính) và 2 sóng điều chỉnh (ngược xu hướng chính). Một sóng động lực cần tuân thủ các nguyên tắc như:
    • Sóng 2 không thể điều chỉnh về quá sâu có nghĩa là không được vượt qua điểm bắt đầu của sóng 1. Thỏa mãn điều kiện đáy sau cao hơn đáy trước trong xu hướng tăng và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trong xu hướng giảm.
    • Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất trong 3 sóng 1, 3, 5.
    • Sóng 4 không đi vào vùng giá của sóng 1, tức là không vượt quá điểm cuối cùng của sóng 1.
  • Một sóng điều chỉnh (corrective wave) gồm có 3 sóng hoặc có thể hơn nhưng không được quá 5 sóng. Trong 3 sóng nhỏ, có 2 sóng điều chỉnh (ngược xu hướng chính) và 1 sóng đẩy (theo xu hướng chính). Sóng điều chỉnh có cấu trúc nhỏ hơn về độ lớn cũng như thời gian để hình thành so với sóng động lực, tuy nhiên đôi lúc sóng điều chỉnh lại khá phức tạp.

Cấu trúc của mô hình sóng ElliottCấu trúc của mô hình sóng Elliott

3. Các quy tắc của sóng điều chỉnh Elliott

Một mô hình sóng Elliott được xác định hợp lệ phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau đây:

  • Sóng 2 không được thoái lui quá điểm bắt đầu của con sóng 1.
  • Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất trong các sóng chủ 1-3-5.
  • Sóng 4 không vi phạm vào khu vực giá của con sóng 1.

4. Các cấp độ của sóng Elliott

Theo lý thuyết sóng Elliott thì sóng Elliott có 9 cấp độ khác nhau, điều này phụ thuộc vào thời gian hoàn thành của mỗi cấp độ. Tuy nhiên, những sự phân chia cấp độ sóng này đều mang tính tương đối. Bên cạnh đó, trong cùng một cấp độ, quy mô và thời gian hình thành của mỗi sóng cũng có thể rất khác nhau. Cùng tìm hiểu 9 cấp độ sóng Elliott bao gồm:

  • Grand Supercycle (siêu chu kỳ lớn): thời gian kéo dài đến cả thế kỷ
  • Super Cycle (chu kỳ lớn): kéo dài vài thập kỷ
  • Cycle (chu kỳ): kéo dài từ một năm đến vài năm
  • Primary (sơ cấp): từ vài tháng đến 1 hoặc 2 năm
  • Intermediate (trung cấp): từ vài tuần đến vài tháng
  • Minor (nhỏ): kéo dài trong khoảng vài tuần
  • Minute (khá nhỏ): kéo dài trong vài ngày
  • Minuette: kéo dài trong vài giờ
  • Subminuette: chỉ trong vòng vài phút

5. Hiện tượng sóng trong sóng trong lý thuyết sóng Elliott

Theo hình minh họa bên dưới nhà đầu tư có thể nhìn thấy cấu trúc hình thành hiện tượngsóng trong sóng của lý thuyết sóng Elliott.

Hiện tượng sóng trong sóng trong lý thuyết sóng ElliottHiện tượng sóng trong sóng trong lý thuyết sóng Elliott

Điểm mắc xích đầu tiên chính là mô hình sóng chủ hay sóng động lực (impulse wave) kết thúc tại đỉnh 1 (gọi là sóng 1). Mô hình này cho nhà đầu tư thấy rằng dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn cũng theo hướng từ dưới đi lên. Điều này cũng báo hiệu sự khởi đầu của mắc xích điều chỉnh 3 sóng là sóng 2. Các sóng 3, sóng 4 và sóng 5 hoàn thành mắc xích sóng chủ lớn hơn là sóng (1).

Cấu trúc sóng động lực của sóng 1 cho nhà giao dịch thấy dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn là sóng (1) theo chiều đi lên. Quá trình điều chỉnh ở sóng (2) theo sau đó là con sóng (3), sóng (4) và sóng (5) sẽ hoàn thành mắc xích sóng động lực của cấp độ sóng lớn hơn nữa là sóng [1].

Tiếp đến nữa thì quá trình điều chỉnh theo 3 sóng ở cùng cấp độ sóng xảy ra là sóng [2]. Cứ thế lần lượt phát triển hoàn thành toàn bộ quá trình hiện tượng sóng trong sóng.

Phần kết

Lý thuyết về sóng Elliott không phải là kỹ thuật giao dịch, chính vì vậy nó sẽ không có các quy tắc nào để giúp nhà đầu tư tìm ra được các điểm vào và thoát lệnh. Tuy nhiên sóng Elliott vẫn được nhiều trader ưa chuộng cùng với các công cụ phân tích khác để có thể xác định hướng di chuyển của thị trường để có hướng giao dịch hiệu quả.

Related Posts

Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường ngoại hối cho người mới bắt đầu

Forex là gì? Forex viết tắt của chữ Foreign Exchange, hay còn được gọi với nhiều tên là FX, thị trường ngoại hối. Nói ngắn gọn, Forex – Ngoại hối…

Read more

Pip và lot trong giao dịch ngoại hối là gì?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết và đầy đủ về Pip và lot trong giao dịch ngoại hối là gì?. Biết và hiểu các…

Read more

Spread Là Gì? Tại Sao Spread Lại Quan Trọng Với Các Trader Việt

Forex là thị trường lớn nhất trên thế giới, mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Nhưng trước khi đi sâu vào thị trường, bạn phải hiểu…

Read more

Bid và Ask là gì? “Mua vào và bán ra” trong giao dịch Forex

Cũng giống như phí spread, hay đòn bẩy thì thuật ngữ Bid và Ask là những thuật ngữ mà nhà đầu tư cần biết đến trước khi tham gia giao…

Read more

Sự thật về Forex – Những điều trader cần biết trước khi tham gia Forex

Thuật ngữ đầu tư Forex chắc hẳn đã quá quen thuộc với cộng đồng trader. Những thông tin cơ bản về thị trường Forex, cách thức giao dịch, những điều…

Read more

Hướng dẫn cách đầu tư cổ phiếu cho người chơi mới

Đầu tư cổ phiếu cũng là một hình thức đầu tư rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Chỉ với vài cú click chuột là nhà đầu tư…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *