Mô hình cốc và tay cầm là gì? Cách ứng dụng trong chứng khoán

Cốc và tay cầm là một trong những mô hình biểu đồ kinh điển do nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ,  William J. O’Neil giới thiệu từ những năm 1980, và hiện tại đã được phổ biến rộng rãi cũng như áp dụng hiệu quả trong thực tế giao dịch.

Nhận biết mô hình Cốc tay cầm

mô hình cốc tay cầm

Cốc và tay cầm là mô hình giá cho thấy sự tiếp diễn của xu hướng tăng. Giống như tên gọi của mình, mô hình này bao gồm hai thành phần chính:

– Phần cốc (Cup): thể hiện quá trình cổ phiếu điều chỉnh mạnh, sau đó đi ngang tạo đáy rồi tăng trở lại lên vùng đỉnh giá cũ, thường sẽ tạo thành mô hình có dạng chữ U hoặc chữ V.

– Phần tay cầm (Handle): khi giá tăng lên đến vùng kháng cự quanh “miệng cốc”, bắt đầu xuất hiện áp lực chốt lời, lúc này giá chuyển sang tích lũy hoặc điều chỉnh nhẹ. Sau quá trình tích lũy, giá bắt đầu tăng trở lại và mô hình được hoàn thành khi giá “break out” vượt khỏi các vùng kháng cự trước đó.

Các yếu tố của một mô hình cốc và tay cầm đáng tin cậy

Đối với phần cốc:

  • Cần có một đợt tăng giá ít nhất là 30% trước khi hình thành phần cốc. Do đây là mô hình tiếp diễn xu hướng tăng nên việc cần có một đợt tăng giá làm cơ sở trước khi hình thành mô hình cũng là điều dễ hiểu.
  • Thời gian hình thành phần cốc thường trong khoảng từ 3-6 tháng
  • Phần cốc có dạng hình chữ U và có quá trình tích lũy quanh vùng đáy sẽ tin cậy hơn mô hình hồi phục dạng chữ V
  • Chiều sâu của đáy cốc không nên quá lớn, tốt nhất là nên nhỏ hơn 1/3 của của xu hướng tăng trước đó. Trong điều kiện thị trường biến động mạnh, mức thoái lui có thể cao hơn, nhưng tối đa cũng không nên quá 2/3 của xu hướng trước đó.
  • Mô hình giá sẽ đẹp hơn nếu như hai bên thành của cốc có độ cao bằng nhau, tuy nhiên trường hợp này sẽ khá hiếm gặp trong thực tế.

Đối với phần tay cầm:

  • Thời gian hình thành lý tưởng là từ 1-4 tuần. Đây là quá trình điều chỉnh, tích lũy cuối cùng nhằm tạo đà cho cổ phiếu bứt phá.
  • Mức độ điều chỉnh của giá ở phần tay cầm nên rơi vào khoảng 10-20% so với mức giá đỉnh ở miệng cốc.
  • Khối lượng giao dịch ở vùng này càng nhỏ thì càng tốt. Thanh khoản cạn kiệt cùng với mức biến động giá nhỏ sẽ tạo nên một vùng tích lũy đẹp, tạo cơ sở cho giá bật tăng mạnh sau đó.

Cách giao dịch với mô hình cốc và tay cầm

cách giao dịch với cốc tay cầm

– Điểm vào lệnh: điểm vào lệnh thông thường sẽ là khi giá bứt phá khỏi đường kháng cự tạo bởi các đỉnh của phần cốc kèm với khối lượng giao dịch lớn. Ngoài ra, các NĐT thận trọng hơn có thể chờ giá quay quay lại test các đỉnh cũ sau khi break out.

– Xác định giá mục tiêu: giá mục tiêu = giá mua breakout + chiều cao tính từ đáy cốc đến miệng cốc

Tổng kết

Cốc và tay cầm là một mô hình biểu đồ tương đối dễ nhận biết, cách sử dụng trong giao dịch cũng đơn giản và được nhiều NĐT ưa thích sử dụng. Tuy nhiên, do các điều kiện đòi hỏi để có được một mô hình đẹp là khá nhiều nên trên thực tế các mô hình cốc và tay cầm chuẩn chỉ không thương xuyên xuất hiện, nhưng một khi đã hình thành thì xác suất thành công của mô hình này là khá cao.

Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút

Mở tài khoản chứng khoán online

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả. Chúng tôi cập nhập những tin tức thông tin mới nhất hằng ngày giúp khác hàng. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng công cụ khuyến nghị FIT giúp mọi nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *