Piercing Pattern – Mô Hình Nến Xuyên
Mẫu Piercing là một mẫu nến đảo chiều làm tăng giá. Mẫu gồm 2 nến cơ bản:
Nến giảm – ngày thứ 1
Nến tăng – ngày thứ 2
Mẫu Piercing xảy ra khi nến tăng của ngày thứ 2 có mức giá đóng cửa nằm trên mức 1 nửa (50%) thân nến giảm của ngày thứ 1.
Chúng ta sẽ lấy ví dụ từ biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu HSG giai đoạn giữa tháng 12/2022.
Sau khi hình thành mô hình nến Piercing Pattern – Mô Hình Nến Xuyên thì phiên tiếp theo sẽ là điểm mua vô cùng lý tưởng.
Các bạn cũng cần lưu ý điểm để stoploss tại chính là giá thấp nhất của cây nến tăng – ngày hai.
Evening Star – Sao Hôm
Mẫu nến Evening Star là một mẫu nến đảo chiều giảm giá, nó thường xảy ra tại đỉnh của một xu hướng tăng giá. Mẫu Evening Star gồm có 3 nến:
Nến Thân Lớn: Nến tăng – Ngày 1
Nến Thân Nhỏ: Nến Giảm hoặc Nến Tăng (Ngày 2)
Nến Thân Lớn Nến giảm – Ngày 3
Phần đầu tiên của mẫu đảo chiều Evening Star là 1 nến tăng (màu xanh). Ở ngày thứ 1, sự tăng giá chiếm ưu thế tuyệt đối.
– Ngày thứ 2 bắt đầu với 1 khoảng trống tăng; dấu hiệu tăng giá vẫn được duy trì nhưng xu hướng tăng giá này vẫn không đẩy giá đi xa được. Kết thúc ngày thứ 2 bằng 1 giá đóng cửa xấp xỉ với giá mở cửa. Do đó, hình nến của ngày thứ 2 sẽ là 1 thân nến nhỏ và có thể là nến tăng hay nến giảm hoặc cũng có thể là 1 Doji.
– Ngày thứ 3 bắt đầu là 1 khoảng trống giảm (đây là dấu hiệu giảm giá) và xu hướng giảm giá này đã đẩy đường giá xuống sâu hơn nữa, thông thường ngày thứ 3 sẽ giảm sâu hơn sự tăng giá của ngày thứ 1 nghĩa là đã lấy đi khoảng lợi nhuận của ngày thứ 1 và thứ 2 tạo ra.
Chúng ta sẽ lấy ví dụ từ biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu HPG giai đoạn tháng 11/2021.
Sau khi hình thành mô hình nến Evening Star – Sao Hôm thì phiên tiếp theo sẽ là phiên chốt lời lý tưởng.
Các bạn cũng cần lưu ý mô hình nến này sẽ có hiệu quả nhất khi nó xuất hiện ở vùng kháng cự. Trên hình là vùng kháng cự đỉnh cũ.