Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất

1. Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỉ lệ % chênh lệch giữa số tiền người đi vay trả người cho vay sau một khoảng thời gian nhất định.

Các Ngân hàng Trung ương có vai trò đảm bảo ổn định tiền tệ- tài chính quốc gia thông qua các biện pháp khác nhau. Lãi suất là 1 trong số các biện pháp phổ biến nhất. Căn cứ vào đó, các ngân hàng thương mại sẽ điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Lãi suất huy động là lãi suất ngân hàng thương mại trả cho cá nhân, tổ chức mang tiền đến gửi, với mục tiêu huy động dòng tiền. Lãi suất cho vay là lãi suất mà cá nhân, tổ chức phải trả lãi cho ngân hàng thương mại.

2. Lạm phát là gì?

lạm phát là gì

Lạm phát được biểu thị qua chỉ số giá tiêu dùng CPI. Để tính toán chỉ số này, người ta sẽ thống kê và tính giá của một rổ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của xã hội như thực phẩm, nhà ở, điện, nước, chất đốt, giao thông, giáo dục… Hiểu một cách đơn giản, chỉ số CPI thể hiện sự mất giá của đồng tiền so với hàng hóa dịch vụ.

3. Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Khi Ngân Trung ương hàng tăng lãi suất điều hành cũng đồng nghĩa với việc mặt bằng lãi suất trên thị trường sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến việc dòng tiền có xu hướng đi vào Ngân hàng gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao. Vì thế, nhu cầu tiêu dùng giảm và giá cả của hàng hóa, dịch vụ cũng giảm, từ đó tỉ lệ lạm phát cũng giảm.

Ngược lại, khi lãi suất điều hành được điều chỉnh giảm xuống, dòng tiền sẽ có xu hướng tìm kiếm kênh đầu tư khác ngoài gửi tiết kiệm ngân hàng như tích trữ vàng, bất động sản, chứng khoán,…khiến giá cá dịch vụ hàng hóa tăng lên. Điều này càng làm tăng lượng tiền trong lưu thông trong xã hội, dẫn đến gia tăng lạm phát và tác động xấu tới nền kinh tế nói chung.

Ví dụ:

Xét thực tế Việt Nam và thế giới khi đại dịch Covid diễn ra, việc sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng giảm sút, chính phủ các nước đã phải cắt giảm lãi suất điều hành, tăng cung tiền ra ngoài xã hội. Các ngân hàng thương mại cũng giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay để kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp có được nguồn vốn rẻ để phục vụ sản xuất kinh doanh. Dù biết trước, việc nới lỏng chính sách tiền tệ, sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao trong tương lai, nhưng vẫn phải tiến hành và sẽ dần điều chỉnh.

Đến khi đại dịch Covid đã dần kiểm soát, mọi hoạt động trở lại gần như bình thường, thì lạm phát tăng cao, điều đó khiến Chính Phủ các nước tìm các giải pháp nhằm bình ổn thị trường. Vì khi lạm phát tăng quá cao vượt kiểm soát sẽ làm cho người dân không đủ khả năng chi tiêu và đồng tiền trượt giá. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.

4. Tại sao NĐT chứng khoán quan tâm các chỉ số Lãi suất – Lạm phát

Thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Trong đó, mọi thông tin vĩ mô của quốc gia đó, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được phản ánh nhanh chóng và trực tiếp vào thị trường chứng khoán và thị giá của cổ phiếu doanh nghiệp đó.

Một nền kinh tế ổn định, với những chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả từ Chính Phủ sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định, sản xuấ kinh doanh hiệu quả. Niềm tin của nhà đầu tư cũng sẽ tốt hơn so với việc kinh tế bất ổn, lạm phát tăng ngoài mức kiểm soát, đồng tiền mất giá trị quá nhiều.

Vì thế, theo dõi diễn biến của các chỉ số quan trọng GDP, lãi suất, lạm phát, FDI…là điều cần thiết đối với nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán thường sẽ đi theo một xu hướng lớn khi các chỉ số vĩ mô này thay đổi.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VPS

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *