Phân tích vĩ mô và đầu tư chứng khoán

Trong quá trình đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư thường tập trung sự quan tâm dành cho các thông tin và câu chuyện liên quan đến thị trường cũng như các mã cổ phiếu cụ thể mà mình nắm giữ mà bỏ qua bức tranh toàn cảnh về vĩ mô của nền kinh tế. Qua bài viết “các yếu tố tác động đến giá chứng khoán”, chúng ta đã biết rằng kinh tế vĩ mô là một yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán cũng như đến kết quả danh mục đầu tư của mỗi cá nhân.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các mặt của phân tích vĩ mô được áp dụng trong đầu tư chứng khoán.

Tăng trưởng GDP và chu kỳ kinh tế

Một nền kinh tế với GDP tăng trưởng cao và bền vững trong dài hạn là môi trường lý tưởng cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận, từ đó là cơ sở cho cổ phiếu và thị trường chứng khoán tăng giá.

chu kỳ kinh tế

Tuy nhiên trong các chu kỳ ngắn từ năm đến mười năm thì nền kinh tế sẽ không phát triển đi lên theo đường thẳng mà vận động theo đường hình sin với các giai đoạn tăng trưởng và suy thoái đan xen nhau, mặc dù xu hướng trong dài hạn vẫn là đi lên. Các chu kỳ kinh tế này đã góp phần tạo nên dao động theo các pha tăng và giảm theo chu kỳ của thị trường chứng khoán nói chung. Nhưng cũng cần chú ý rằng thường không dao động cùng pha với chu kỳ kinh tế mà thường có xu hướng chạy trước, cụ thể là đỉnh của thị trường chứng khoán thường xuất hiện trước đỉnh tăng trưởng kinh tế và chứng khoán cũng phục hồi trước, khi mà nền kinh tế vẫn còn ở vùng đáy.

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ là một công cụ để Chính phủ điều tiết và hỗ trợ nền kinh tế, thường được thực hiện thông quan các cơ chế như kiểm soát cung tiền, lãi suất hay hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Khi chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, một lượng cung tiền lớn sẽ được bơm ra thị trường, và rất nhiều trong số đó có thể đi vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, kéo theo sự tăng giá của các loại tài sản đầu tư. Một ví dụ điển hình là giai đoạn tăng trưởng mạnh của chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 cũng trùng với thời điểm Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng với việc hạ lãi suất và tăng bơm tiền vào thị trường.

chính sách tiền tệ

Chính sách tài khóa lại tập trung vào các công cụ như chi tiêu và đầu tư công, chính sách thuế để điều tiết nền kinh tế. Chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán thông qua việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngoài ra cũng có một số nhóm ngành, doanh nghiệp cụ thể được hưởng lợi đặc biệt tùy theo chủ trương và cách thức thực hiện chính sách tài khóa của Chính phủ. Tại thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành như xây dựng hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp, vật liệu xây dựng… đã tăng khá mạnh khi thị trường kì vọng các công ty này sẽ được hưởng lợi nhiều từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công để phục hồi kinh tế trong các năm tới.

Lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái

lạm phát

Nhắc đến các yếu tốt vĩ mô thì không thể bỏ qua bộ ba bao gồm lạm phát – lãi suất – tỷ giá hối đoái. Ba yếu tố trên luôn luôn biến đổi cùng với các chu kỳ phát triển của nền kinh tế, qua đó có ảnh hưởng không nhỏ đến biến động trên thị trường chứng khoán. Lạm phát tăng cao có thể khiến các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất và thu hẹp cung tiền để kiềm chế, từ đó nguồn tiền giá rẻ đang đổ vào các tải sản rủi ro như chứng khoán bị co lại và ảnh hưởng mạnh đến khả năng tăng trưởng của thị trường. Những đợi sụt giảm trên thị trường cổ phiếu thế giới cũng như Việt Nam vào thời điểm đầu năm 2022 khi có thông tin cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể tăng mạnh lãi suất để chống lại lạm phát là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, còn một số yếu tố vĩ mô khác cũng ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán như: giá của các loại hàng hóa trên thị trường thế giới hay chính sách thương mại giữa các quốc gia. Thông thường các nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến một số nhóm cổ phiếu nhất định, ví du như giá dầu mỏ hay giá thép tăng sẽ chủ yếu tác động đến cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí hay sản suất thép, tôn xây dựng.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *