Rủi ro doanh nghiệp trong đầu tư chứng khoán

Rủi ro doanh nghiệp là gì?

Rủi ro doanh nghiệp là các loại rủi ro mang tính đặc thù, tác động trực tiếp đến từng doanh nghiệp hoặc ngành nghề kinh doanh cụ thể. Một số ví dụ về rủi ro doanh nghiệp như: ban lãnh đạo của công ty đưa ra các quyết định vi phạm pháp luật, xuất hiện đối thủ, sản phẩm thay thế cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc nguồn cung nguyên liệu trở nên khan hiếm…Đây là các rủi ro mang tính phi hệ thống và có thể được giảm thiểu hoặc triệt tiêu thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Một số dạng rủi ro doanh nghiệp thường gặp

Rủi ro tài chính: đây là loại rủi ro liên quan đến tình hình tài chính hoặc cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vay nợ nhiều có thể sẽ gặp các rủi ro về thanh khoản, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, dẫn đến phá sản.

Rủi ro ro hoạt động: là các sự kiện, rủi ro bất ngờ có thể ảnh hưởng xấu hoặc gián đoạn đến hoạt động sản suất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một số ví dụ về rủi ro hoạt động như: chuỗi cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp bị đứt gãy, sai sót trong vận hành dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng trong hệ thóng máy móc, nhân viên của doanh nghiệp đình công…

Rủi ro về chiến lược: đây là các rủi ro liên quan đến chiến lược kinh doanh hoặc phát triển doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào các sẩn phẩm, lĩnh vực kinh doanh đã bão hòa, doanh nghiệp lựa chọn sai đối tác, sai mục tiêu trong các thương vụ mua bán, sáp nhập…

Rủi ro về pháp lý: là các rủi ro đến từ việc thay đổi trong pháp luật hoặc chính sách quản lý của nhà nước gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như chính phủ hạn chế hoặc tăng cường đánh thuế vào các mặt hàng không được khuyến khích như rươu, bia, thuốc lá…Ngoài ra, rủi ro pháp lý còn có thể đến từ phía doanh nghiệp do các quyết định kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật.

Tổng kết

Rủi ro doanh nghiệp trong đầu tư chứng khoán là khả năng xảy ra các sự kiện không mong muốn hoặc không lường trước được có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của một công ty. Đây là những yếu tố có thể gây thiệt hại hoặc mất mát cho doanh nghiệp và đồng thời ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, các rủi ro doanh nghiệp trong đầu tư chứng khoán cần được đánh giá và quản lý một cách cẩn thận. Việc hiểu và đánh giá các yếu tố rủi ro này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông thái và xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng và hiệu quả.

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *