Tìm hiểu giao dịch Repo

1. Khái niệm giao dịch Repo

Theo giáo trình Thị trường tài chính và Các định chế tài chính, giao dịch Repo là thỏa thuận mua lại hợp đồng mua bán tài sản trên thị trường tài chính với cam kết bên bán sẽ mua lại tài sản và bên mua sẽ bán lại tài sản đã được giao dịch tại một mức giá cụ thể vào một thời điểm xác định trong tương lai.

giao dịch repo là gì

2. Quy định

Có 2 dạng hợp đồng giao dịch:

Giao dịch Repo (hợp đồng mua lại): bên nắm giữ tài sản tài chính (bên bán – bên đi vay) sẽ tiến hành chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang cho bên mua và nhận lại một số tiền theo như 2 bên thỏa thuận. Ngoài ra, bên bán sẽ cam kết mua lại tài sản đó sau một khoảng thời gian với một mức giá xác định.

Giao dịch Reverse Repo (là hợp đồng mua lại đảo ngược): Bên mua (bên cho vay) lại tài sản tài chính nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên bán, ngoài ra bên mua cũng cam kết bán lại tài sản cho bên bán tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được thỏa thuận trước.

3. Đặc điểm

  • Bên đi vay có quyền thay thế tài sản được giao dịch, nhưng phải đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ thị trường trong giao dịch.
  • Thời hạn giao dịch của Hợp đồng Repo rất linh hoạt, tổi thiểu là từ 2 ngày cho đến 180 ngày. Các kỳ hạn phổ biến thường là 2 ngày, 1 tuần hoặc 3 tuần.
  • Nếu giá trị thị trường của tài sản được đem vào giao dịch bị sụt giảm do thị trường biến động, bên mua tài sản có quyền buộc bên đi vay phải bổ sung thêm tài sản thế chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ mua lại trước thời hạn.
  • Chênh lệch giữa giá mua tài sản ban đầu và giá bán lại tài sản trong tương lai chính là khoản lãi mà bên cho vay được nhận, và khoản lãi do 2 bên tự thỏa thuận, tuy vào mức độ rủi ro của tài sản được giao dịch.

4. Ý nghĩa

Bản chất của giao dịch Repo chính là hoạt động đi vay thế chấp của 1 ngân hàng thương mại (NHTM) trong ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về các thành phần được tham gia giao dịch Repo, song đây được xem là một trong những kênh vay vốn của các NHTM, đồng thời cũng là một cách để NHNN tham gia điều tiết thị trường vốn liên ngân hàng.

Nguyên nhân là bởi tài sản trong giao dịch Repo chủ yếu là Trái phiếu Chính Phủ có kỳ hạn trên 1 năm do Kho Bạc Nhà Nước phát hành, được các NHTM sử dụng như tài sản đảm bảo và để sử dụng trong giao dịch Repo như một cách để huy động vốn ngắn hạn.

Về xu hướng, giao dịch Repo đang ngày càng phổ biến và được xem là một kênh dẫn vốn quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *