Tìm hiểu về chỉ số Enterprise Value và cách sử dụng trong đầu tư

Enterprise Value (EV) là một thông số tài chính được sử dụng rộng rãi để cung cấp cho nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích cái nhìn tổng thể về giá trị của một công ty. Hiểu rõ về giá trị doanh nghiệp là rất quan trọng đối với nhà đầu tư muốn đưa ra quyết định đầu tư thông minh, vì nó cung cấp một đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính và tiềm năng tăng trưởng của một công ty. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm giá trị doanh nghiệp, các thành phần của nó và cách tính toán, để giúp nhà đầu tư có được hiểu biết sâu sắc hơn về chỉ số tài chính quan trọng này.

Enterprise value (EV) là gì

Enterprise value hay giá trị doanh nghiệp là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính dùng để chi giá trị toàn bộ của một doanh nghiệp. Nó bao gồm giá trị thị trường của cổ phiếu (tính bằng giá cổ phiếu nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành) cộng với giá trị thị trường của các khoản nợ trừ đi giá trị của tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Cụ thể:

Enterprise value = giá trị thị trường của cổ phiếu thường + giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi + giá trị thị trường của các khoản nợ – tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Ý nghĩa của Enterprise value trong đầu tư

Việc tính toán enterprise value cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn diện hơn về giá trị của một doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Nó cũng là một chỉ số quan trọng được sử dụng trong các phân tích định giá cổ phiếu và các giao dịch mua bán công ty. Đặc biệt, EV sẽ rất hiệu quả khi dùng để so sánh định giá của các công ty có cấu trúc tài chính khác nhau.

Một trong những chỉ số quan trọng để định giá doanh nghiệp thông qua Enterprise value là EV/EBITDA. Trong đó, EBITDA dùng để chỉ khoản lợi nhuận trước khi trừ đi các chi phí lãi vay, thuế thu nhập và chi phí khấu hao.

EV/EBITDA có một số ưu điểm khi so với một số chỉ số định giá thông dụng (P/E, P/B) như:

  • EV/EBITDA sẽ phù hợp hơn khi so sánh các doanh nghiệp có mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính khác nhau do EBITDA là thu nhập trước khi tính đến chi phí lãi vay, trong khi EPS (trong P/E) là thu nhập sau khi trừ lãi vay.
  • EBITDA thường là số dương nên sẽ hiếm gặp trường hợp tính EV/EBITDA là số âm, trong khi đó người phân tích sẽ thường xuyên gặp phải khả năng P/E tính ra số âm do EPS là số âm.
  • Do EBITDA sử dụng thu nhập trước khi trừ đi chi phí khấu hao nên chỉ số này sẽ phù hợp để so sánh các doanh nghiệp có cấu trúc tài sản khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc cách lĩnh vực sử dụng nhiều vốn cố định, có chi phí khấu hao lớn.

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *