Xác định stoploss và xác định điểm mua dựa vào mô hình giá: mô hình tam giác, mô hình hai đáy, mô hình vai-đầu-vai, mô hình cờ, mô hình nêm.
Stoploss/điểm mua theo mô hình tam giác
Cổ phiếu BWE: khi biểu đồ giá hình thành mô hình tam giác như hình, sau đó có phiên giá phá vỡ mô hình thi NĐT có thể mở mua mới ngay tại điểm phá vỡ (điểm mua 1) stoploss đặt ở dưới đáy của nhịp lên phá vỡ ở trường hợp này điểm đặt stoploss là giá 47.5.
Giả sử nếu NĐT chưa mua được ở điểm phá vỡ thì có thể chờ BWE test về cạnh tam giác trên rồi mua ( điểm mua 2) Stoploss của điểm mua 2 giống như stoploss của điểm mua 1 đó là giá 47.5 như hình.
Stoploss theo mô hình hai đáy và mô hình phá vỡ downtrend
Cổ phiếu HDG: Sau một nhịp lên thì cổ phiếu HDG điều chỉnh hình thành mô hình hai đáy như hình. Tại đáy 2 sau một cây nến lên mạnh có thân nến phủ thân nến của cây nến xuống trước đó, tiếp đến là cây nến có bóng dưới dài điều này thể hiện phe bán đã cố đẩy giá xuống nhưng phe mua không cho phép điều này sảy ra và cuối cùng phe mua đã thắng đẩy giá đi lên tạo cây nến rút chân xác nhận khóa đáy 2 đi lên. Do đó NĐT có thể mở mua mới sau cây nến rút chân (điểm mua 1) này stoploss để dưới đáy 2 giá 35.
Trong trường hợp NĐt chưa mua được HDG ở điểm mua 1 thì có thể chờ HDG phá qua downtrend thì NĐT có thể mở mua mới tại điểm mua 2 stoploss vẫn để dưới đáy 2 gái 35.
Cuối cùng tại điểm mua hai NĐt vẫn chưa mua được thì chờ giá quay lại test downtrend tại điểm mua 3 sau đó NĐT mở mua mới stoploss vẫn để dưới đáy 2 giá 35.
Tổng kết:
NĐt cần đặt ra những nguyên tắc và hành động theo đúng những nguyên tắc bản thân đặt ra thì dù có sai thì vẫn hạn chế rất nhiều rủi ro cho tài khoản. Vì dù NĐT có đang đánh theo mô hình giá đẹp đến đâu thì xác suất sai vẫn có, không thể nào đúng 100% được nên khi vào lệnh NĐT phải xác định nếu sai STOPLOSS mình phải để ở đâu để đúng lý thuyết mô hình và quản lý được vốn một cách hiệu quả. Chúc NĐt có thể áp dụng tốt để xác định điểm mua và điểm đặt stoploss cho hai mô hình hay gặp là mô hình tam giác và mô hình hai đáy.