Nhóm chỉ báo động lượng dùng để đo lường quán tính và sự biến động của giá bao gồm: Stochastic, RSI, MACD….
Chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic được xây dựng dựa trên nguyên tắc: trong một xu hướng tăng của cổ phiếu nếu giá đóng cửa càng nằm gần mức giá cao nhất trong phiên giao dịch thì chứng tỏ quán tính và xung lực tăng của cổ phiếu càng mạnh và tương tự trong một xu hướng giảm nếu giá đóng cửa của cổ phiếu càng nằm gần mức giá thấp nhất trong phiên thì chứng tỏ quán tính và xung lực giảm của cổ phiếu càng mạnh.
Ứng dụng của chỉ báo stochastic
- Chỉ số stochastic trên 80% là quá mua và dưới 20% là quả bán.
- chỉ báo Stochastic cho mua quá mức không nhất thiết giả giá của cổ phiếu sẽ đi xuống và cho bán quá mức không nhất thiết giá của cổ phiếu sẽ đảo chiều đi lên. Thay vào đó, NĐT xem mức quá mua và quá bản chỉ đơn giản là cảnh báo giá đang ở vùng dễ đảo chiều nên quan sát nhiều hơn trước khi ra quyết định mua bán.
Chỉ số RSI
Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI (relative strength index) là một chỉ báo đo động lượng (đo lường quán tính và mức độ thay đổi của giá cổ phiếu), là chỉ báo quan trọng bậc nhất và được áp dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Vùng quá mua-quá bán
Chỉ báo RSI được dùng để xác định mức độ dao động của giá được tính trong vùng 0-100. Trong đó có hai vùng giá trị quan trọng của RSI là: vùng quá mua và vùng quá bán
– Vùng quá mua: khi chỉ báo RSI nằm trên 70 thì đây được gọi là vùng quá mua. Khi này, lực mua cổ phiếu đang quá mạnh, đẩy giá cổ phiếu vượt xa mức giá thực tế nên có khả năng giá sẽ đảo chiều, điều chỉnh giảm.
=> tín hiệu bán: khi cổ phiếu đang ở vùng quá mua, sau đó đường RSI cho tín hiệu cắt xuống dưới ngưỡng 70 => NĐT nên chốt lời.
Vùng quá bán: khi chỉ báo RSI nằm dưới 30 thì đây được gọi là vùng quá bán. Khi này, lực bán của cổ phiếu đang quá mạnh, đẩy giá cổ phiếu vượt xuống dưới mức giá thực tế nên có khả năng giá sẽ đảo chiều, phục hồi tăng.
=> tín hiệu mua: khi cổ phiếu đang ở vùng quá bán nhưng sau đó đường RSI cho tín hiệu cắt lên trên ngưỡng 30 => NĐT có thể mở mua mới.
Tuy nhiên các ngưỡng 30-70 trên chỉ mang tính chất tương đối và sẽ thay đổi tùy theo diễn biến của thị trường và của từng cổ phiếu. Ví dụ, khi cổ phiếu đang trong xu hướng tăng mạnh thì các mức quá mua-quá bán có thể thay đổi lên thành 80-40. Và khi cổ phiếu đang trong xu hướng giảm mạnh thì các mức quá mua-quá bán có thể thay đổi thành 60-20.
Chỉ báo MACD
MACD là chỉ báo đa năng được nhiều NĐT sử dụng để xác định phân kỳ, hội tụ. Nó vừa mang tính chất của chỉ báo xu hướng ( giúp NĐT xác định xu hướng giá cổ phiếu) vừa có tính chất của chỉ báo động lượng ( giúp NĐT xác định quán tính và độ mạnh của xu hướng của cổ phiếu)