Mây Ichimoku và Ứng dụng trong giao dịch chứng khoán

Giới thiệu về chỉ báo Ichimoku

Mây Ichimoku có tên gọi theo tiếng Nhật đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo – dịch đơn giản là “cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của giá và thời gian”. Chỉ báo này được một nhà báo người Nhật là ông Goichi Hosoda sáng tạo và phát triển từ những năm 1930. Ichimoku là một chỉ báo rất đa năng và có thể cung cấp gần như mọi thông tin kỹ thuật của chứng khoán cho các nhà giao dịch như:

  • Xu hướng chủ đạo của giá trên thị trường
  • Thông tin về động lượng và sức mạnh của xu hướng
  • Các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh của chứng khoán
  • Các tín hiệu mua/bán cụ thể

Các cấu phần của chỉ báo Ichimoku

Khi mới tiếp cận, các NĐT có thể thấy Ichimoku có khá nhiều thành phần, tương đối phức tạp và “rối mắt”, tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ, chỉ báo này lại có nguyên lý xây dựng tương đối đơn giản, dể hiểu và dễ áp dụng. Các thành phần chính của chỉ báo này bao gồm:

* Đường Tenkan-Sen (đường chuyển đổi): được tính toán bằng (giá cao nhất 9 phiên + giá thấp nhất 9 phiên)/2

* Đường Kijun-Sen (đường cơ sở): được tính toán bằng (giá cao nhất 26 phiên + giá thấp nhất 26 phiên)/2

Về cơ bản thì hai đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen chính là các đường trung bình của giá, với đường Tenkan là đường “nhanh” và sẽ đi sát với giá hơn so với đường Kijun-Sen là đường “chậm”.

* Đường Chikou-Span (đường trễ): là giá đóng cửa nhưng được vẽ lùi lại 26 phiên, đường này sẽ cho biết mức giá đóng cửa hiện tại cao hơn hay thấp hơn mức giá của 26 phiên trước đó.

* Đường Senkou –Span A (đường dẫn A): được tính toán bằng (đường chuyển đổi + đường cơ sở)/2 và sẽ được vẽ tiến lên phía trước 26 phiên

* Đường Senkou-Span B (đường dẫn B): được tính toán bằng (giá cao nhất 52 phiên + giá thấp nhất 52 phiên)/2 và cũng được vẽ tiến lên phía trước 26 phiên

* Mây Kumo là vùng được giới hạn bởi hai đường Senkou-Span A và Senkou-Span B. Màu của mây Kumo sẽ thay đổi tùy theo vị trí tương đối giữa hai đường Senkou-Span A và Senkou-Span B, cụ thể, khi đường Span A ở trên đường Span B thì mây sẽ có màu xanh và được coi là mây tăng, còn khi đường Span A ở dưới đường Span B thì mây sẽ có màu đỏ và được coi là mây giảm. Các đám mây Kumo được coi là thành phần đặc sắc nhất của chỉ báo Ichimoku với nhiều ứng dụng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

Các ứng dụng của chỉ báo Ichimoku

Xác định xu hướng giá cũng như động lượng, sức mạnh của xu hướng

Trước tiên, xu hướng thị trường có thể xác định một cách đơn giản thông qua vị trí tương đối giữa đường giá và mây Kumo:

  • Xu hướng tăng khi giá ở phía trên mây, khi hướng giảm khi giá ở dưới mây và sideway khi giá di chuyển trong mây
  • Ngoài ra màu của đám mây cũng góp phần thể hiện độ mạnh của xu hướng, nếu giá ở trên mây và mây có màu xanh thì xu hướng tăng càng mạnh, ngược lại khi giá ở dưới mây và mây có màu đỏ thì xu hướng giảm càng mạnh.

Ngoài ra xu hướng của giá cũng có thể được xác định thông qua vị trí của các đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen:

  • Xu hướng tăng khi giá nằm trên đường Tenkan-sen (đường chuyển đổi) và ngược lại khi giá nằm dưới đường chuyển đổi thì xu hướng chính đang là giảm hoặc
  • Xu hướng chuyển sang tăng khi đường Tenkan cắt đường Kijun theo chiều từ dưới lên trên và ngược lại khi đường Tenkan cắt đường Kijun theo chiều từ trên xuống dưới thì xu hướng giá chuyển sang giảm

Thêm nữa, động lượng và sức mạnh của xu hướng cũng được thể hiện thông qua hai đường Tenkan và Kujin, cụ thể khi hai đường này càng rời xa nhau thì động lượng của giá và xu hướng hiện tại càng mạnh.

ứng dụng của chỉ báo ichimoku

Xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự

Các đám mây Kumo cũng được coi là các khu vực hỗ trợ và kháng cự đối với giá, cụ thể: trong xu hướng tăng thì mây sẽ đóng vai trò là khu vực hỗ trợ, còn trong xu hướng giảm thì mây kumo sẽ có vai trò là vùng kháng cự.

Đặc biệt hơn, độ dày của đám mây cũng cho biết mức độ tin cậy của các khu vực kháng cự, hỗ trợ tạo bởi mây, nếu như mây càng dày thì sẽ càng khó để giá xuyên qua và các vùng hỗ trợ, kháng cự này sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Các tín hiệu giao dịch cụ thể từ chỉ báo Ichimoku

Ta có thể kết hợp thông tin từ các thành phần của chỉ báo Ichimoku để cho ra các tín hiệu mua/bán cụ thể như sau:

Tín hiệu mua khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Đường giá nằm ở phía trên mây Kumo và mây đang đang có màu xanh
  • Giá di chuyển ở phía trên đường cơ sở
  • Đường Chikou-span cắt lên trên đường giá
  • Đường chuyển đổi cắt đường cơ sở theo hướng từ dưới lên trên và điểm cắt nên ở phía trên mây
tín hiệu giao dịch từ ichimoku

Tín hiệu bán khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Đường giá nằm ở phía dưới mây Kumo và mây đang đang có màu đỏ
  • Giá di chuyển ở phía dưới đường cơ sở
  • Đường Chikou-span cắt xuống dưới đường giá
  • Đường chuyển đổi cắt đường cơ sở theo hướng từ dưới lên trên và điểm cắt nên ở phía trên mây

Tóm lại, Ichimoku là một chỉ báo khá toàn diện, cung cấp nhiều thông tin về mặt kỹ thuật của cổ phiếu, NĐT có thể sử dụng duy nhất chỉ báo này để ra các quyết định giao dịch mà không cần thiết phải kết hợp với chỉ báo nào khác. Các tín hiệu từ chỉ báo này cũng tương đối tin cậy và được rất nhiều NĐT tin tưởng sử dụng trong phân tích và ra các quyết định đầu tư.

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *