Tìm hiểu về các mô hình giá Harmonic trong chứng khoán

Mô hình Harmonic là gì

Mô hình Harmonic được giới thiệu lần đầu tiên bởi Harold M. Gartley vào năm 1935 với mô hình 5 điểm cơ bản mang tên “Gartley” và sau đó đã được các nhà phân tích kỹ thuật về sau phát triển và mở rộng với nhiều biến thể như mô hình con dơi, mô hình con cua…

Nguyên lý cơ bản của các mô hình harmonic là dựa trên mối liên hệ giữa sự biến động của giá, cũng như cấu trúc thị trường và các tỷ số Fibonacci. Các mô hình Harmonic có thể cung cấp các điểm đảo chiều tiềm năng của xu hướng cũng như điểm vào lệnh, chốt lời/cắt lỗ khá tin cậy thông qua việc sử dụng kết hợp hai công cụ Fibonacci Extension và Fibonacci Retracement.

Một số mô hình Harmonic cơ bản

Mô hình AB = CD

Đây là mô hình đơn giản nhất và dễ nhận biết nhất trong các mô hình giá Harmonic. Mô hình này có thể cung cấp tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng (Bullish) và từ tăng sang giảm (Bearish).

mô hình AB = CD

Cụ thể, mô hình Bullish AB=CD (tăng giá) có đặc điểm như sau:

  • Ban đầu, thị trường có xu hướng giảm từ điểm A xuống B
  • Tiếp theo, có sự điều chỉnh về C ở mức thoái lui fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) từ 0.618 đến 0.786 của đoạn xu hướng giảm AB.
  • Cuối cùng, giá giảm xuống lại tại điểm D, ứng với mức fibonacci mở rộng (Fibonacci Extension) từ 1.27 đến 1.618 của đoạn xu hướng giảm AB. Đồng thời, độ dài và thời gian hình thành đoạn AB phải bằng với đoạn CD.
  • Khi mô hình hoàn thành tại điểm D, thị trường có xu hướng tăng lên và NĐT có thể vào lệnh Mua.

Theo hướng ngược lại, với mô hình Bearish AB=CD, sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng giảm xuống và NĐT có thể vào lệnh Bán.

Mô hình Gartley

Đây chính là mô hình Harmonic ban đầu được Harold M. Gartley giới thiệu, với 5 điểm (X, A, B,C,D) và có dạng tương tự như chữ M hoặc chữ W

Mô hình Gartley

Cụ thể, mô hình Bullish Gartley (tăng giá) có đặc điểm như sau

  • Ban đầu, giá di tăng từ điểm X lên đến điểm A
  • Sau đó điều chỉnh về B tại mức fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) 0.618 của đoạn xu hướng tăng XA.
  • Tiếp theo, giá đảo chiều tăng lên đến điểm C tại mức Fibo thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng giảm AB.
  • Cuối cùng, giá điều chỉnh giảm về điểm D tại mức fibonacci mở rộng (Fibonacci Extension) từ 1.27 đến 1.618 của đoạn xu hướng giảm AB.
  • Điểm D chính là điểm đảo chiều tiềm năng sang xu hướng tăng và lúc này NĐT có thể vào lệnh Mua.

Theo chiều ngược lại, mô hình Bearish Gartley, sau khi điểm D được hình thành, thị trường xu hướng đảo chiều sang giảm và NĐT có thể vào lệnh Bán.

Ngoài ra, còn một số biến thể của mô hình Gartley nguyên thủy như mô hình con dơi (Bat), mô hình con bướm (Butterfly), mô hình con cua (Crab). Các mô hình biến thể này cũng có 5 điểm với dang chữ M hoặc chữ W như mô hình Gartley, nhưng có sự điều chỉnh về các tỷ lệ Fibonacci. Ví dụ như mô hình con dơi sẽ có đoạn AB điều chỉnh ít hơn nhưng đoạn CD lại điều chỉnh xa hơn so với mô hình Gartley.

mô hình harmonic

Ưu và nhược điểm của mô hình Harmonic

Ưu điểm

  • Khác với các mô hình giá khác, các mô hình Harmonic đã được chuẩn hóa thông qua các tỷ lệ Fibonacci, vì vậy sẽ phần nào loại bỏ được yếu tổ cảm tính của mỗi người khi nhận diện mô hình
  • Hoạt động tốt trên các khung thời gian phân tích khác nhau và có thể sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy.

Nhược điểm

  • Việc nhận diện các mô hình Harmonic tương đối phức tạp, do phải thông qua bước đo lường các tỷ lệ Fibonacci.
  • Do các mô hình Harmonic tương đối giống với những mô hình giá khác như 2 đỉnh, 2 đáy, đồng thời, các mô hình Harmonic lại cũng rất giống nhau nên việc nhầm lẫn giữa các mô hình rất dễ xảy ra nhất là khi NĐT mới đang làm quen với các mô hình kỹ thuật.

Related Posts

Đường giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì?

Giá trung bình có trọng số (VWAP) là gì? Giá trung bình có trọng số (VWAP), tên đầy đủ là giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số,…

Read more

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của chúng vào khả năng biến động giá chứng khoán. Dữ liệu chủ yếu cần…

Read more

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ…

Read more

Thế nào là đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì? Đây là trường phái đầu tư dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này giúp…

Read more

Các nhóm chỉ báo kỹ thuật thông dụng trong đầu tư cổ phiếu

Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán…

Read more

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands và RSI

Về cơ bản, chỉ cần một vài chỉ báo kỹ thuật vừa giới thiệu ở trên bạn cũng có thể tự tin giao dịch rồi. Tuy nhiên, trong điều kiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *