Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E

P/E là gì

P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối tương quan giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Hay đơn giản hơn , P/E cho thấy mức độ sẵn sàng chi trả của nhà đầu tư tại mức giá nào đó cho một cổ phiếu để đổi lấy 1 đồng thu nhập hiện tại của doanh nghiệp

“Benjamin Graham- cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị cho rằng, P/E là 1 trong những cách nhanh nhất và dễ nhất để định giá giá trị của một cổ phiếu đang lưu hành”.

cách tính P/E

Thông thường, chỉ số P/E được tính toán dựa trên các dữ liệu trong một năm hoạt động của công ty. Tuy nhiên, các chỉ số về lợi nhuận hầu như sẽ biến động lên xuống thất thường khiến cho P/E không cố định giữa các năm. Do đó, trước khi ra quyết định đầu tư, NĐT thường xem xét chỉ số P/E trong khoảng thời gian 3-5 năm đồng thời, so sánh với các công ty cùng ngành và đánh giá trong cùng một nền kinh tế.

Ưu điểmHạn chế
Dễ tính toán  Không phân tích đầy đủ về doanh nghiệp  
Dữ liệu có sẵn  Không tính đến các khoản nợ/ tiền mặt của doanh nghiệp  
Giúp NĐT ước tính giá trị cổ phiếu  Có thể điều chỉnh theo thông lệ kế toán
Giúp so sánh giữa các cổ phiếu, ngành và chỉ số khácDựa trên số liệu quá khứ, không cập nhật trong thời gian thực real-time

2. Ý nghĩa của chỉ số P/E

P/E CaoP/E Thấp
Cổ phiếu doanh nghiệp đang bị định giá caoCổ phiếu doanh nghiệp đang bị định giá thấp
Doanh nghiệp đang trong vùng đáy của chu kì kinh doanhDoanh nghiệp đang trong vòng đỉnh của chu kì kinh doanh
Lợi nhuận thấp (tạm thời)Lợi nhuận đột biến (tạm thời)
Triển vọng phát triển tốtGặp vấn đề về kinh doanh, tài chính,…

Ví dụ:

Công ty A có hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn so quý trước, khiến lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, dẫn đến P/E thấp. Khi đó, có thể nhận xét cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp. Đây là cơ hội để mua cổ phiếu vào.

Tuy nhiên, 1 công ty thu được khoản lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, bán công ty con,…) cũng có thể khiến P/E thấp do lợi nhuận này là nhất thời và không bền vững vì không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Nếu NĐT thấy doanh nghiệp không còn dư địa, tiềm năng phát triển nên sẽ bán chốt lời, khiến giá cổ phiếu giảm cũng sẽ dẫn tới P/E thấp.

3. P/E thế nào là tốt?

chỉ số P/E thế nào là tốt?

Tổng quát, chỉ số P/E cao hay thấp chưa nói lên được vấn đề cụ thể vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố, vì thế, cần sự linh hoạt, tầm nhìn rộng hơn để đánh giá mức độ P/E tốt của một doanh nghiệp. Dưới đây là một số những nhân tố chính tác động đến chỉ số P/E:

  • Tình hình kinh doanh và tốc độ tăng trưởng trên thị trườngNĐT thường ưa lựa chọn những công ty có chỉ số P/E cao nhưng tình hình kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của công ty đó so với mặt bằng chung của thị trường vẫn cao hơn và luôn giữ trạng thái ổn định.
  • Lĩnh vực kinh doanh: Việc cần thiết của NĐT là so sánh với các công ty kinh doanh sản phẩm tương đương hoặc cùng một lĩnh vực vì tình hình hoạt động đối với từng công ty trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau. Nếu như P/E của các doanh nghiệp công nghê thường cao vì nhiều đổi mới và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đột phá, trong khi P/E của ngành thủy sản thấp, vì ngành này có biên lợi nhuận thấp do phụ thuộc nhiều vào chi phí nguyên liệu sản xuất đầu vào.
  • Vòng tuần hoàn trong kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ có tính chu kỳ phát triển và những vòng tuần hoàn kinh doanh khác nhau, điều này khiến chỉ số P/E thay đổi giá trị liên tục. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp A đang ở giai đoạn phát triển tối ưu nhất trong chu kỳ kinh doanh thì giá trị của P/E sẽ thấp bởi biên lợi nhuận của doanh nghiệp đang ở mức cao.
  • Giá cổ phiếu: Đây là yếu tố tạo nên chỉ số P/E, nên sự thay đổi giá cổ phiếu sẽ tác động trực tiếp lên chỉ số này.
  • Các yếu tố chính trong nền kinh tế: bất cứ sự thay đổi nào có trong nền kinh tế đều sẽ ảnh hưởng đến P/E. Ví dụ như áp thuế xuất nhập khẩu, tăng lãi suất , giảm doanh thu kế hoạch, giá nguyên vật liệu tăng sẽ khiến thu nhập sẽ giảm đi, khi đó, nhu cầu về cổ phiếu của các nhà đầu tư cũng sẽ giảm, khiến chỉ số P/E giảm theo một số ngành kinh doanh cụ thể.
  • Quy định về việc chi trả cổ tức: Nếu trường hợp lãi suất thấp thì các NĐT sẽ muốn nhận được cổ tức với thời hạn ngắn hơn (theo quý, theo tháng) thay vì thường niên, lúc này NĐT sẽ đồng ý bỏ ra mức giá cao hơn để có thể sở hữu được mã cổ phiếu đó, qua đó chỉ số P/E cũng sẽ cao hơn.

Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút

Mở tài khoản chứng khoán online

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả. Chúng tôi luôn cập nhập những tin tức, thông tin mới nhất hằng ngày. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng công cụ khuyến nghị FIT giúp mọi nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Cách sử dụng chỉ số ROE và ROA để tìm doanh nghiệp tốt

ROE và ROA là 2 chỉ số quan trọng cho bạn biết doanh nghiệp sinh lời hiệu quả như thế nào. Cùng Đầu Tư Từ Đâu tìm hiểu về 2…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *