Hệ số vòng quay khoản phải thu là gì?

Hệ số vòng quay khoản phải thu là gì

Hệ số vòng quay khoản phải thu là một chỉ số tài chính nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động thu hồi các khoản công nợ phải thu của doanh nghiệp mà chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng.

Công thức tính của chỉ số này như sau:

Các tham số để tính toán hệ số vòng quay khoản phải thu có thể được tìm thấy trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Ví dụ, với các thông tin trên BCTC của doanh nhiệp như hình trên, ta có thể tính được hệ số vòng quay khoản phải thu của năm 2021 như sau:

  • Doanh thu thuần = 149.680 tỷ đồng
  • Trung bình khoản phải thu = (phải thu khách hàng đầu kỳ + phải thu khách hàng cuối kỳ)/2 = 4.461 tỷ
  • Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Trung bình khoản phải thu = 33.5 vòng

Ý nghĩa của hệ số vòng quay khoản phải thu

Với công thức tính toán như trên, hệ số vòng quay khoản phải thu cho ta thấy được trong một kỳ hoạt động, các khoản phải thu của doanh nghiệp đã quay vòng được bao nhiêu lần.

Hệ số vòng quay khoản phải thu càng cao cho thấy hoạt động thu nợ của doanh nghiệp càng nhanh chóng và hiệu quả, từ đó doanh nghiệp sẽ có được lượng tiền mặt dồi dào, duy trì khả năng thanh toán và tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không hoàn toàn là tốt khi chính sách tín dụng và thu nợ quá chặt chẽ có thể hạn chế khả năng cạnh tranh, khiến doanh nghiệp đánh mất khách hàng vào tay các đối thủ có chính sách bán hàng hấp dẫn hơn.

Ngược lại, hệ số vòng quay khoản phải thu thấp cho thấy chính sách tín dụng của doanh nghiệp không hiệu quả, hoạt động thu nợ diễn ra chậm, xa hơn có thể khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh khoản, thiếu hụt nguồn tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Tương tự như các chỉ số tài chính khác, hệ số vòng quay khoản phải thu nên được so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và không có một tiêu chuẩn chung về mức hệ số vòng quay nào là tốt cho tất cả các doanh nghiệp.

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *