S&P 500 là được nhiều chuyên gia đánh giá một trong những chỉ số có phần quan trọng và chiếm được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư chứng khoán nước Mỹ. Đây được xem là chỉ số rất quan trọng của nền kinh tế, S&P 500 còn được cộng đồng trader xem như một thước đo chính xác của thị trường Bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ cùng bạn tìm hiểu về chỉ số S&P 500 là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với thị trường tài chính ra sao?
1. Chỉ số S&P 500 là gì?
Chỉ số S&P 500 là gì?
Chỉ số S&P 500 được viết tắt từ Standard & Poor’s 500 Stock Index, đây là một loại chỉ số trong đó bao gồm 500 loại cổ phiếu được chọn lựa từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của nước Mỹ được niêm yết trên sàn NYSE hoặc NASDAQ.
Các tỷ lệ và loại cổ phiếu sử dụng để tính được chỉ số S&P 500 được lựa chọn bởi Ủy ban Chỉ số S&P gồm một nhóm các nhà phân tích và nhà kinh tế của Standard & Poor. Chính vì vậy làm cho chỉ số S&P 500 khác hẳn với một số chỉ số khác của thị trường chứng khoán của Mỹ như chỉ số về công nghiệp Dow Jones hay chỉ số Nasdaq Composite.
2. Công thức để tính được chỉ số S&P 500
S&P 500 được cấu thành từ 500 công ty vì vậy để tính được chỉ số này chỉ cần lấy tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong danh sách tạo lập nên S&P 500 chia cho một ước số. Ước số này được phát triển độc quyền bởi Standard & Poor và được điều chỉnh khi có sự phân chia cổ phiếu hoặc cổ tức đặc biệt nào đó mà ước số này có thể ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số. Ước số này đảm bảo rằng không có yếu tố phi kinh tế nào có thể tác động đến chỉ số.
Chỉ số S&P 500 = Tổng vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu / Ước số (Divisor)
Một hệ quả tất yếu của phương pháp đo lường này chính là nó sẽ nghiêng trọng số về phía các công ty nào có mức vốn hóa thị trường lớn hơn.
Ngoài chỉ số S&P 500 quen thuộc, trên thị trường tài chính còn các chỉ số phổ biến khác của Standard & Poor, đó chính là:
- S&P MidCap 400: Một chỉ số của những công ty có giá trị vốn hóa thị trường ở mức nhỏ, từ 300 triệu đến 2 tỷ USD.
- S&P SmallCap 600: Một chỉ số của những công ty có giá trị vốn hóa thị trường ở mức trung bình, từ 2 đến 10 tỷ USD.
Cả 3 chỉ số này được tính toán thành một chỉ số chung được gọi là S&P Composite 1500.
3. Làm thế nào để được vào trong nhóm chỉ số S&P 500
Một công ty muốn tham gia vào nhóm S&P 500 cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Vốn hóa thị trường của công ty tối thiểu vào khoảng 5.3 tỷ USD
- Có khả năng thanh khoản cao
- 50% cổ phiếu của công ty phải do công chúng nắm giữ
- Tài chính công ty ổn định
- Có địa chỉ pháp lý rõ ràng, minh bạch, cụ thể (chỉ áp dụng với các công ty của Mỹ)
- Công ty phải được niêm yết hoặc trên NYSE hoặc trên NASDAQ.
- Chứng khoán phải đủ điều kiện (chứng khoán thông thường của Mỹ được niêm yết tại NYSE, NASDAQ)
- Công ty cần phân loại ngành nghề kinh doanh (dựa theo các tiêu chuẩn của Tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GICS)
4. Tầm quan trọng của chỉ số S&P 500
Tầm quan trọng của chỉ số S&P 500
S&P 500 được xem là một đại diện tiêu biểu cho nền kinh tế Mỹ, bởi nó bao gồm 500 công ty có mức vốn hóa thị trường rất lớn và Dow Jones thì chỉ bao gồm 30 công ty chính vì vậy mức phản ánh của Dow Jones sẽ hẹp hơn. Với chỉ số S&P 500 sử dụng phương pháp đo lường vốn hóa thị trường nghĩa là những công ty lớn sẽ có trọng số lớn hơn trong khi Dow Jones (DJIA) sử dụng phương pháp đo lường trọng số về giá có nghĩa cổ phiếu công ty nào cao hơn đồng nghĩa là trọng số lớn hơn. Bảng xếp hạng vốn hóa thị trường cũng được xem là đại diện của cơ cấu thị trường thực.
5. Đầu tư nhóm S&P 500
Danh mục đầu tư của chỉ số S&P 500 gồm 500 công ty nên để đầu tư vào đó không thực sự dễ dàng, nó đòi hỏi một số lượng cổ phiếu nhất định. Chính vì vậy, nhà đầu tư thường đầu tư vào những sản phẩm liên quan đến chỉ số S&P 500 như Vanguard S&P 500 ETF, SPDR S&P 500 ETF hay iShares S&P 500 ETF.
Phần kết
Chỉ số S&P 500 được biết đến bao gồm 500 công ty có vốn hóa lớn của Mỹ, nhà đầu tư có thể theo dõi thông tin trên để hiểu được cụ thể hơn về chỉ số này cũng như cách để đầu tư vào chỉ số sao cho hiệu quả.