Tỷ số nợ trên tổng tài sảN là gì
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt to assets ratio) là một chỉ tiêu dùng để do lường đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp thông qua việc so sánh giữa tổng các khoản vay (ngắn hạn và dài hạn) và tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức tính của chỉ số này như sau
Cần lưu ý rằng trong công thức nêu trên chỉ sử dụng các khoản vay mà doanh nghiệp phải trả lãi như vay ngân hàng, trái phiếu mà không tính đến các khoản phải trả khác như tiền lương phải trả người lao động, phải trả nhà cung cấp, tiền thuế phải trả…
Ý nghĩa của tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho chúng ta biết được có bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay, từ đó cho chúng ta thấy được cấu trúc vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản càng lớn thì cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đi vay. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn tài chính, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều áp lực trả nợ khi các khoản vay đến hạn, cũng như sẽ khó huy động thêm các khoản vay và phải chịu lãi suất vay cao hơn.
Ngược lại, khi tỷ số nợ trên tổng tài sản mức thấp, thì doanh nghiệp sẽ có một cấu trúc tài chính an toàn và linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi cần thêm nguồn lực tài chính, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng huy động thêm các khoản vay mới với lãi suất thấp hơn.
Việc so sánh tỷ số nợ trên tổng tài sản giữa các doanh nghiệp sẽ chỉ có ý nghĩa khi áp dụng đối với các doanh nghiệp cùng ngành và quy mô tương tự nhau. Do mỗi ngành nghề đặc thù có nhu cầu sử dụng vốn khác nhau, nên sẽ không có mức tiêu chuẩn chung để đánh giá tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho tất cả các doanh nghiệp. Ví dụ như các ngành công nghiệp sản xuất thép, năng lượng, dầu khí có yêu cầu sử dụng vốn cao để đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị, nên doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này thường có mức vay nợ cao hơn so với các ngành dịch vụ không cần đầu tư nhiều cho tài sản.