Chất lượng của lợi nhuận là gì

Trên thị trường chứng khoán, các NĐT thường chỉ quan tâm đến con số báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp có đột biến hay không mà bỏ qua việc đi sâu đánh giá xem chất lượng của con số lợi nhuận đó có thực chất và bền vững hay không. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm chất lượng của lợi nhuận và một số cách để đánh giá chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp.

1. Chất lượng của lợi nhuận là gì

Để đánh giá chất lượng của lợi nhuận ta có thể dựa vào hai tiêu chí chủ yếu sau:

– Thứ nhất, lợi nhuận của doanh nghiệp phải là con số thực: tức là thông tin về doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo tài chính phải phản ánh đúng tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chứ không phải là các con số ảo hoặc được làm đẹp thông qua các thủ thuật kế toán.

– Thứ hai, lợi nhuận này phải mang tính bền vững và doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì hoặc tăng trưởng lợi nhuận một cách ổn định trong tương lai chứ không phải là các loại lợi nhuận chỉ phát sinh một lần.

Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp hội đủ cả hai yếu tố trên thì có thể được coi là có chất lượng cao

chất lượng của lợi nhuận

Một số cách để phát hiện chất lượng lợi nhuận thấp

Lợi nhuận tăng trưởng đột biến nhưng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi

Để lợi nhuận của doanh nghiệp duy trì và tăng trưởng một cách bền vững trong tương lại thì lợi nhuận đó cần phải xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi. Nếu lợi nhuận tăng đột biến trong 1 năm hay 1 quý mà chỉ đến từ các hoạt động khác (như bán thanh lý tài sản, bán công ty con hay dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư tài chính…) thì sự đột biến này có thể chỉ đến một lần hoặc xấu hơn là do công ty đang sử dụng các thủ thuật kế toán để tăng lợi nhuận, làm đẹp báo cáo tài chính.

Doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh nhưng không có dòng tiền

Doanh thu và lợi nhuận sẽ chỉ là các con số nằm trên giấy nếu như trên thực tế doanh nghiệp không thu được dòng tiền về. Dòng tiền đó sẽ là nguồn để doanh nghiệp thanh toán các chi phí hoạt động, để tái đầu tư và trả cổ tức cho cổ đông. Việc doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận cao nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại nhỏ hoặc âm sẽ đặt ra các dấu hỏi về khả năng quản lý dòng tiền, thu hồi công nợ hoặc thậm chí là việc doanh nghiệp đang dùng thủ thuật để “book” doanh thu, lợi nhuận ảo.

Giá trị các khoản phải thu tăng mạnh hơn doanh thu

Việc giá trị các khoản phải thu trên báo cáo tài chính tăng mạnh hơn doanh thu có thể xuất phát từ việc doanh nghiệp chậm thu hồi các khoản công nợ, điều này có thể dẫn tới việc thiếu hụt dòng tiền và doanh nghiệp có thể sẽ phải bù đắp bằng việc đi vay. Ngoài ra điều này cũng có thể đặt ra nghi vấn rằng doanh nghiệp đang ghi nhận các khoản doanh thu không có thực nên không thu được tiền từ các khoản doanh thu đó.

Biên lợi nhuận tăng một cách bất thường nhưng không có lý do bền vững

Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có tính chu kỳ cao như sắt thép, phân bón, hóa chất thường sẽ có một số giai đoạn biên lợi nhuận tăng cao đột biến do được hưởng lợi từ giá hàng hóa đầu ra tăng hoặc nguyên liệu đầu vào giảm. Vì vậy, khi đánh giá triển vọng của các doanh nghiệp như vậy, chúng ta nên xem xét trong một chu kỳ đủ dài để có cái nhìn chính xác hơn, tránh bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ trong một khoảng thời gian ngắn.

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

This Post Has 3 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *