Giá trị nội tại & Cách định giá cổ phiếu

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

Giá trị nội tại (Intrinsic value) của cổ phiếu có thể hiểu đơn giản là mức giá trị thực của cổ phiếu, được tính toán dựa trên những khoản thu nhập hay dòng tiền mà cổ phiếu có thể mang lại cho người sở hữu trong tương lai.

Việc xác định giá trị nội tại của cổ phiếu và so sánh nó với giá trị thị trường chính là trái tim của các trường phái đầu tư theo phân tích cơ bản hoặc đầu tư giá trị. Nếu giá trị nội tại cao hơn thị giá thì cổ phiếu đang được định giá thấp hơn giá trị thực và sẽ là đối tượng đầu tư tiềm năng.

giá trị nội tại của cổ phiếu

Cách thức xác định giá trị nội tại của cổ phiếu

Tính toán chính xác giá trị nội tại của một cổ phiếu là điều vô cùng khó khăn, cho nên giá trị này sẽ được ước tính một cách khách quan, thông qua các phương pháp định giá và các mô hình tài chính. Việc xác định giá trị nội tại của cổ phiếu yêu cầu đa dạng các loại thông tin từ tình hình kinh tế vĩ mô cho tới các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hiệu quả quản trị cũng như hoạt động của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Có ba phương pháp chính để ước tính giá trị nội tại của cổ phiếu, bao gồm: phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), phương pháp so sánh và phương pháp giá trị tài sản ròng. Cụ thể như sau:

Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Phương pháp này dựa trên việc tính toán giá trị hiện tại (thông qua kỹ thuật chiết khấu dòng tiền) của các dòng thu nhập kỳ vọng trong tương lai mà cổ phiếu có thể mang lại cho người nắm giữ. Các dòng thu nhập này có thể đến từ cổ tức bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho cổ đông, hoặc các dòng tiền thặng dư doanh nghiệp thu được trong quá trình hoạt động mà có thể được phân phối lại cho các cổ đông sau này.

Phương pháp so sánh

Phương pháp này giúp xác định giá trị nội tại chủ yếu dựa trên các chỉ số định giá liên quan đến giá cổ phiếu như P/E (Price to earning), P/B (Price to book value)…Bằng việc so sánh các chỉ số định giá của các cổ phiếu trong cùng ngành nghề, cùng quy mô, đặc điểm, ta sẽ có được cái nhìn về mức định giá phù hợp và từ đó ước tính được giá trị nội tại của các cổ phiếu.

Phương pháp giá trị tài sản ròng

Phương pháp này dựa trên việc tính toán giá trị hợp lý của phần vốn chủ sở hữu hay còn gọi là giá trị tài sản ròng (bằng giá trị hợp lý của tổng tài sản trừ đi giá trị hợp lý của các khoản nợ). Giá trị tài sản ròng này sẽ được chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp để xác định giá trị của mỗi cố phiếu.

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

This Post Has One Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *