Hệ số PEG là gì và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán

Hệ số PEG ra đời để khắc phục nhược điểm của hệ số P/E. Hệ số P/E rất được ưa thích trong phân tích cơ bản để tìm ra các cổ phiếu có mức định giá hấp dẫn, tuy nhiên P/E đơn thuần có một nhược điểm là không tính đến mức độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp nên một số cổ phiếu tưởng chừng như đang được định giá rẻ lại hóa ra là đắt vì không có tiềm năng tăng trưởng.

Cùng tìm hiểu hệ số PEG là gì và cách áp dụng vào đầu tư chứng khoán trong bài viết dưới đây.

Hệ số PEG là gì

Hệ số PEG (Price/Earnings to Growth) được xác định bằng tỷ số giữa chỉ số P/E của một cổ phiếu với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp (hoặc tăng trưởng EPS) trong một khoảng thời gian nhất định. Bằng việc so sánh giữa chỉ số P/E và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, hệ số PEG có khả năng nhận biết các cổ phiếu đang được định giá đắt hay rẻ dựa trên triển vọng tăng trưởng thu nhập trong tương lai – điều mà chỉ số P/E thông thường không làm được.

Công thức của hệ số PEG: PEG = P/E/G

Trong đó: P = thị giá của cổ phiếu
                 E = EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu)
                 G = tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của EPS trong tương lai

hệ số peg

Ý nghĩa của hệ số PEG

Một cổ phiếu có vẻ như đang được định giá hấp dẫn với P/E thấp nhưng khi đưa thêm yếu tố tăng trưởng lợi nhuận vào phân tích và tính ra hệ số PEG thì câu chuyện có thể sẽ khác đi rất nhiều. Một mức P/E thấp nhưng đi kèm với tốc độ tăng trưởng thu thập cũng rất thấp (khiến cho PEG ở mức cao) lại cho thấy cổ phiếu không còn hấp dẫn nữa mà thậm chí còn đang được thị trường định giá cao hơn giá trị thực

Về lý thuyết, một cổ phiếu có hệ số PEG càng thấp thì sẽ càng hấp dẫn khi đang được thị trường định giá rẻ so với tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận. Tuy nhiên để việc so sánh có ý nghĩa và chính xác hơn thì các cổ phiếu được so sánh nên ở cùng một ngành nghề hoặc quy mô, tính chất doanh nghiệp tương tự nhau.

Ngoài ra, nhà đầu tư nổi tiếng Peter Lynch có một quy tắc để xác định cổ phiếu được định giá rẻ thông qua hệ số PEG như sau:

  • PEG = 1: cổ phiếu đang được định giá ở mức hợp lý
  • PEG < 1: cổ phiếu đang được định giá hấp dẫn (thấp dưới mức giá trị hợp lý)
  • PEG > 1: cổ phiếu đang được định giá quá cao (trên mức giá trị hợp lý)

Related Posts

Lưu ký chứng khoán là gì

Lưu ký chứng khoán là gì Lưu ký chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính và chứng khoán. Nó liên quan đến việc ghi…

Read more

Trái phiếu phát hành riêng lẻ là gì?

Định nghĩa trái phiếu phát hành riêng lẻ Một cách khái quát, trái phiếu phát hành riêng lẻ là một loại trái phiếu được công ty hoặc tổ chức phát…

Read more

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Các chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đánh giá hoạt…

Read more

Cách đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực nhất về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin…

Read more

Chỉ số P/E thế nào là tốt?

1. Khái niệm P/E P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối…

Read more

Chỉ số P/B thế nào là tốt?

1. Khái niệm chỉ số P/B Chỉ số P/B là  viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là một công cụ phân tích cơ bản để định giá…

Read more

This Post Has One Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *