Lạm phát đình đốn là một trạng thái của nền kinh tế tương đối hiếm gặp, nhưng nó sẽ gây ra các vấn đề rất nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Cùng Đầu Tư Từ Đâu tìm hiểu Lạm phát – Đình đốn là gì trong bài viết dưới đây:
Lạm phát đình đốn là gì?
Lạm phát đình đốn (Stagflation) có thể hiểu đơn giản là một giai đoạn mà lạm phát cao đi kèm với kinh tế trì trệ, tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát đình đốn là từ các cú sốc về nguồn cung và giá của các loại hàng hóa cơ bản, đầu vào sản xuất như dầu mỏ, kim loại, ngũ cốc…
Do trái với quy luật thông thường là lạm phát cao sẽ đi kèm với tăng trưởng kinh tế nên lạm phát đình đốn khá hiếm gặp, lần gần nhất xảy ra lạm phát đình đốn ở Mỹ là từ đầu những năm 1989 với nguyên nhân từ cú sốc của giá dầu mỏ.
Một ví dụ điển hình là những tháng đầu năm 2022, cuộc chiến tranh Nga-Ukraina nổ ra kèm với tác động của dịch Covid đã làm trầm trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến giá cả các loại nguyên liệu như dầu mỏ, ngũ cốc tăng sốc. Điều này khiến cho các doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất, nguồn cung các loại hàng tiêu dùng giảm sút khiến cho giá cả làm lạm phát tăng cao ở khắp nơi trên toàn thế giới. Ở Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 9,1% trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm 2021 và là mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Tác động của lạm phát đình đốn đến thị trường chứng khoán
Không giống như lạm phát thông thường, lạm phát đình đốn gây ra tác động kép đến thị trường chứng khoán:
– Thứ nhất: khi lạm phát tăng nóng và vượt tầm kiểm soát, các ngân hàng trung ương buộc phải thay đổi chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất, khiến cho dòng tiền vào thị trường chứng khoán suy giảm.
– Thứ hai là sự trì trệ của nền kinh tế tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến thị trường chứng khoán cũng suy giảm theo.
Tuy nhiên, tác động của lạm phát cũng có sự phân hóa giữa các nhóm ngành và một số nhóm ngành sẽ được hưởng lợi và có thể thu hút được sự quan tâm cũng như dòng tiền từ giới đầu tư. Cụ thể như :
– Các ngành sản xuất, kinh doanh hàng hóa cơ bản: dầu thô, khí đốt, sắt thép, phân bón, nông sản
– Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu (ngành phòng thủ): lương thực, thực phẩm, điện, nước sinh hoạt, y tế…
– Ngoài ra cổ phiếu của một số ngành được hưởng lợi khi lãi suất tăng cao như bảo hiểm, bất động sản KCN cũng sẽ được chú ý
Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?