Mô hình ABCD trong nhóm các mô hình giá Harmonic là gì?

Mô hình ABCD cũng là một dạng mô hình thuộc trong nhóm các mô hình Harmonic nổi tiếng. Đây được xem là một mô hình cơ bản, những mô hình khác gần như đều được bắt nguồn từ mô hình ABCD này. Cùng theo chân đánh giá sàn để tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình giá này cũng như cách giao dịch như thế nào ở bài viết sau.

1. Mô hình ABCD là gì?

Mô hình ABCD là gì?Mô hình ABCD là gì?

Mô hình ABCD là một dạng mô hình đơn giản nhất trong nhóm các mô hình giá Harmonic bởi nó có ít yêu cầu hơn so với các mô hình khác. Bên cạnh đó, sự hình thành mô hình ABCD cũng khá dễ dàng. Mẫu mô hình này gồm 3 dao động giá. Đường AB và CD gọi là “chân”, còn đường BC gọi là đường điều chỉnh hay còn gọi thoái lui. Đường AB và CD có xu hướng dài xấp xỉ nhau.

Mẫu hình ABCD tăng giá đi theo sau một xu thế giảm và có nghĩa có thể có sự đảo chiều hướng lên trên.

Mẫu hình ABCD giảm giá được hình thành sau khi xuất hiện xu thế đi lên và báo hiệu có thể đảo chiều giảm giá ở một mức nhất định.

Quy tắc khi giao dịch với mẫu hình ABCD tăng giá và giảm giá là giống nhau, trader cần cân nhắc đến hướng đi của mẫu hình giao dịch cũng như chuyển động của thị trường mà mô hình dự đoán.

2. Phân loại mô hình ABCD

2.1. Mô hình ABCD Bullish

Mô hình ABCD Bullish bắt đầu với một đoạn AB tăng, sau đó đảo chiều bởi hành động giảm giá BC và đảo chiều lần nữa bởi hành động tăng giá CD, vượt lên qua đỉnh B.

Mô hình ABCD BullishMô hình ABCD Bullish

Đây được xem là mô hình giá ABCD tiêu chuẩn, sau khi giá hoàn thành việc di chuyển đoạn CD, nhà đầu tư có thể kỳ vọng một sự tăng giá đảo chiều tại C.

2.2. Mô hình ABCD Bearish

Mô hình ABCD Bearish Mô hình ABCD Bearish

Khi nhìn thấy mô hình này, nhà đầu tư có thể chờ đợi giá sẽ đảo chiều giảm 1 lần nữa và thực hiện giao dịch.

Có 3 bước di chuyển giá trước khi mô hình ABCD được xác nhận: chân AB, chân BC và chân CD.  Khi chân CD đạt được chiều dài gần bằng chân AB, lúc này trader mới nên chuẩn bị để giao dịch.

Mô hình ABCD Bullish và ABCD Bearish chính là hình ảnh phản chiếu của nhau, vì thế việc giao dịch cũng sẽ tương tự nhau nhưng được áp dụng theo hướng ngược lại.

3. Tỷ lệ Fibonacci trong mô hình ABCD

2 quy tắc Fibonacci liên quan đến mô hình ABCD là:

  • BC là mức điều chỉnh 61,8% của AB (BC = 0.618 AB).
  • CD là mức mở rộng 127,2% của BC (CD = 1.272 BC).

Nhà đầu tư cần xác định các mức Fibonacci khi giao dịch với mô hình này.

Tỷ lệ Fibonacci trong mô hình ABCDTỷ lệ Fibonacci trong mô hình ABCD

4. Cách giao dịch với mô hình ABCD

Trước khi thực hiện giao dịch, trader cần xác định tính hợp lệ của mô hình, tức là 2 dao động giá song song có biên độ và thời gian tương tự nhau. Đồng thời BC phải là mức thoái lui 61,8% của AB và CD sẽ là mức mở rộng 127,2% của BC. Nếu trader có thể xác định các đặc điểm này trên biểu đồ giá, thì đây là mô hình ABCD hợp lệ.

Sau khi xác nhận mô hình ABCD, nhà đầu tư có thể tham gia thị trường tại thời điểm hình thành xong điểm D. Trader có thể vào lệnh Sell tại điểm D khi CD đạt đến mức Fibonacci Extension là 127,2% của BC.

Cách giao dịch với mô hình ABCDCách giao dịch với mô hình ABCD

4.1. Dừng lỗ

Khi giao dịch với mô hình ABCD trader nên đặt dừng lỗ tại đỉnh D (đối với  mô hình ABCD Bearish) và đáy D (đối với ABCD mô hình Bullish).

Mô hình ABCD báo hiệu dấu hiệu giá đảo chiều tiềm năng để có thể bắt đầu 1 xu hướng mới.

4.2. Chốt lời:

 Với mô hình này, mục tiêu tối thiểu mà trader có thể kỳ vọng chính là một hành động giá tương đường với biên độ chân CD.

Chốt lờiChốt lời

Nhà đầu tư có thể dời stop loss về hòa hoặc đặt trailing stop để có thể đạt được lợi nhuận tốt hơn khi có dấu hiệu đảo chiều một lần nữa.

Trader có thể đóng 1 nửa volume giao dịch tại điểm C và dời stop loss về điểm entry với kỳ vọng lợi nhuận lớn hơn. Đây là cách xử lý rất an toàn và đảm bảo vẫn có lợi nhuận cho dù giá có quay lại.

Phần kết

Mô hình ABCD là một trong những mô hình Harmonic cơ bản. Những thông tin về mô hình giúp cho nhà đầu tư có thể dễ hình dung cũng như nhận định sự xuất hiện của mô hình này. Giao dịch với mô hình ABCD khá đơn giản, tuy nhiên, trader nên đợi đến khi mô hình thực sự được hình thành để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Related Posts

Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường ngoại hối cho người mới bắt đầu

Forex là gì? Forex viết tắt của chữ Foreign Exchange, hay còn được gọi với nhiều tên là FX, thị trường ngoại hối. Nói ngắn gọn, Forex – Ngoại hối…

Read more

Pip và lot trong giao dịch ngoại hối là gì?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết và đầy đủ về Pip và lot trong giao dịch ngoại hối là gì?. Biết và hiểu các…

Read more

Spread Là Gì? Tại Sao Spread Lại Quan Trọng Với Các Trader Việt

Forex là thị trường lớn nhất trên thế giới, mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Nhưng trước khi đi sâu vào thị trường, bạn phải hiểu…

Read more

Bid và Ask là gì? “Mua vào và bán ra” trong giao dịch Forex

Cũng giống như phí spread, hay đòn bẩy thì thuật ngữ Bid và Ask là những thuật ngữ mà nhà đầu tư cần biết đến trước khi tham gia giao…

Read more

Sự thật về Forex – Những điều trader cần biết trước khi tham gia Forex

Thuật ngữ đầu tư Forex chắc hẳn đã quá quen thuộc với cộng đồng trader. Những thông tin cơ bản về thị trường Forex, cách thức giao dịch, những điều…

Read more

Hướng dẫn cách đầu tư cổ phiếu cho người chơi mới

Đầu tư cổ phiếu cũng là một hình thức đầu tư rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Chỉ với vài cú click chuột là nhà đầu tư…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *